Nguy cơ “cái chết đen” khủng khiếp vào Việt Nam

07:05, 03/12/2014
|

(VnMedia) - Trước nguy cơ dịch hạch có thể xâm nhập vào Việt Nam, chiều 2/12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã họp về tình hình bệnh dịch hạch với sự tham dự của đại diệnc ủa các Bộ ngành có liên quan.

“Cái chết đen” đang diễn ra ở nhiều nước

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, tối nguy hiểm bởi diễn tiến bệnh nhanh, tốc độ lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thuộc diện kiểm dịch và khai báo quốc tế theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho hay, bệnh dịch hạch được mệnh danh là "Cái chết đen” bởi người bệnh khi qua đời cơ thể thường trở nên đen sì.

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trên thế giới, dịch hạch luôn luôn là một mối hiểm họa tiềm tàng bùng phát thành dịch lớn bởi vì mầm bệnh vẫn tồn tại rất rộng rãi trên các quần thể gặm nhấm hoang dã và có sự giao lưu rất thường xuyên giữa các loài gặm nhấm hoang dã này với quần thể chuột nhà.

Sau một thời gian dài lắng dịu và xảy ra rải rác ở một vài quốc gia, ngày 21/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo về dịch hạch xảy ra tại Madagascar. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 31/8 vừa qua là bệnh nhân nữ, tử vong ngày 3/9. Đến ngày 16/11, nước này đã ghi nhận 119 trường hợp mắc trong đó có 40 trường hợp tử vong.

Tại Trung Quốc đã ghi nhận một trường hợp mắc bệnh dịch hạch thể phổi tại tỉnh Cam Túc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ngày 17/7, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế Trung Quốc thông báo ghi nhận một bệnh nhân tử vong có kết quả dương tính với dịch hạch. Điều tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân làm nghề chăm sóc vật nuôi và có tiền sử phơi nhiễm với một động vật thuộc loài gặm nhấm trước đó. 

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi  họp.


Nguy cơ dịch hạch quanh trở lại Việt Nam rất cao

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, dịch hạch thời gian qua rất đáng quan ngại .Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đặt câu hỏi tại sao dịch hạch vắng bóng nhiều năm qua giờ dịch lại quay trở lại tại nhiều nước, trong đó có Trung Quốc - nước có đường biên giới với Việt Nam?

Tại Việt Nam, sau hơn một thế kỷ bệnh dịch hạch xuất hiện và lưu hành, đến hay sau 12 năm không phát hiện một ca bệnh nào trên người cũng như chưa phát hiện mầm bệnh trên chuột và bọ chét. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đã lưu hành dịch, có đường biên giới kéo dài, do đó nguy cơ dịch hạch quay trở lại Việt Nam là rất cao.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, dịch hạch có khả năng xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Ông Nguyễn Thanh bày tỏ lo ngại dịch hạch có thể vào Việt Nam qua đường tàu biển. Theo tài liệu trước đây, từ những năm đầu thế kỷ 19, Việt Nam là nước từng lưu hành dịch hạch, với số ca mắc tương đối lớn. Đến tận năm 2002, Việt Nam mới hết bệnh nhân bị bệnh dịch hạch. Ca bệnh dịch hạch đầu tiên được ghi nhận ở nước ta là do tàu, thuyền từ Hồng Kông mang chuột có bệnh xâm nhập vào. Trong khi đó, Việt Nam lại có đường biển kéo dài, lưu thông hàng hả irất đông đúc nên nguy cơ bệnh dịch hạch vào Việt Nam theo đường hàng hải là rất lớn.

Để ngăn chặn không để dịch hạch vào Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu: Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cần tăng cường cảnh giác và ngăn chặn bệnh dịch hạch xâm nhập vào Việt Nam. Các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát đối với sự lưu hành của chuột, bọ chét; rà soát trang thiết bị, thuốc men, hóa chất diệt chuột, bọ chét. Bộ Y tế có hướng dẫn chi tiết về các biện pháp diệt chuột đối với cảng biển, tàu biển; đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tại các địa phương về qui trình xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh dịch hạch. Hệ thống điều trị cần rà soát, cập nhật lại phác độ điều trị cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các ca bệnh đầu tiên nếu có...

Thứ trưởng cũng giao Cục Y tế Dự phòng làm đầu mối triển khai đối với các địa phương, rà soát lại các quy định giám sát, phương pháp chuẩn đoán xét nghiệm; Cục Quản lý Khám chữa bệnh cập nhậ tphác đồ điều trị mới đối với bệnh dịch hạch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dịch hạch

- Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể, sốt cao, rét run.
- Khi mạch máu ở các hạch vỡ ra, chúng biến thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông máu đi khắp cơ thể. Chính do các cục máu đen tụ lại trên cơ thể nạn nhân, nên thời xưa người ta gọi bệnh này là Cái chết Đen. Phòng bệnh dịch hạch.
- Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ khi chưa có dịch, phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch.
- Tập huấn phòng chống dịch hạch cho tuyến cơ sở, màng lưới cộng tác viên.
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phá vỡ hang tổ và nơi sinh sản của chuột, bọ chét, khi thấy chuột chết bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở.
- Các hiện tượng sốt, nổi hạch phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc điều trị, hoá chất, phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc