(VnMedia) - Trẻ mấy tuổi có thể cắt được Ami đan? Cắt A mi đan liệu có nguy hiểm cho trẻ? Khi nào cần cắt A mi đan cho trẻ?... Đó là một trong số những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc về việc cắt A mi đan cho trẻ?
Đề giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ Huynh về việc cắt A mi đan cho trẻ Bs. Nguyễn Thế Huy - Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã đưa ra ý những nguyên tắc sau :
- Chỉ định cắt A mi đan phải thật chính xác.
- Bác sĩ phải nhuần nhuyễn những phương pháp can thiệp phẫu thuật.
- Các bậc phụ huynh phải được hướng dẫn cặn kẽ cách chăm sóc sau khi trẻ được cắt A mi đan, và phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Ảnh minh họa. |
Đây là câu hỏi thường gặp nhất, và cũng là vấn đề thường bị hiểu sai nhiều nhất do sự truyền miệng với nhau giữa các bậc phụ huynh hoặc cũng có thể do sự tư vấn không chính xác của các nhân viên y tế. Thật sự việc cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra.
Cắt A mi đan có nguy hiểm?
Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút, nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt A mi đann cũng tiềm ẩn những tai biến như tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ.
Để phòng ngừa những tai biến này, quí phụ huynh báo cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà bé đã hoặc đang có.
Khi nào nên cắt A mi đan cho trẻ?
Các chỉ định cắt A mi đan ở trẻ em bao gồm:
- Cắt A mi đan khi amiđan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, bé thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn, hay bị ói, khó nuốt, khó nói do amiđan quá to.
- Cắt A mi đan khi bé bị viêm A mi đan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và tài chính.
- Cắt A mi đan khi viêm A mi đan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở A mi đan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở A mi đan , ápxe quanh A mi đan, viêm hạch cổ.
Ngoài ra còn có những chỉ định cắt A mi đan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng doA mi đan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi A mi đan, nấm A mi đan .
Ngoài ra còn có những chỉ định khác như:
- A mi đan khi viêm là nguyên nhân gây sốt động kinh ở trẻ (sau khi đã loại trừ những nguyên nhân khác gây động kinh).
- A mi đan cần được sinh thiết.
- Xét nghiệm phết họng tìm thấy Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A.
Những lưu ý khi trẻ được cắt A mi đan cho trẻ
Trước khi phẫu thuật:
- Các bậc phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của nhân viên y tế về yêu cầu trước phẫu thuật như thời gian nhịn ăn, lấy nhiệt độ, đo huyết áp.
- Báo ngay cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường vừa xảy ra cho trẻ như sốt, đau họng, ho nhiều hơn, tiêu chảy .Những quy định này phải được tuân thủ chặt chẽ cho đến khi trẻ được phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật:
- Theo hướng dẫn của nhân viên y tế để phát hiện sớm dấu hiệu nguy cơ và báo ngay dù chỉ là nghi ngờ có nguy cơ xảy ra.
- Tùy theo phương pháp cắt A mi đan mà trẻ được hướng dẫn nói chuyện ngay hay kiêng nói chuyện.
.- Theo dõi màu sắc nước miếng để biết nguy cơ chảy máu.
- Theo dõi cách thở của trẻ: sự co lõm của lồng ngực, sự phập phồng cánh mũi để biết tình trạng hô hấp.
.- Trẻ được xuất viện khi tỉnh hẳn có thể đi đứng bình thường, nói chuyện được, uống được sữa, bác sĩ khám lại thấy họng sạch.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì phải ở lại cơ sở y tế từ 24 giờ - 48 giờ.
Cách chăm sóc trẻ khi cắt A mi đan
- Trẻ có thể đi học ngay ngày hôm sau nhưng tránh la hét, chạy nhảy và vận động mạnh.
- Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ và tái khám đúng theo hẹn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn sau cắt a mi đan như cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đặc tính lỏng, mềm, nguội từ 2 đến 3 tuần sau ngày trẻ được cắt A mi đan.
- Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu của nguy cơ chảy máu như có máu lẫn trong nước miếng của trẻ, trẻ ói ra máu bầm hoặc máu tươi.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ sốt cao, đau nhiều hơn, khó nuốt hơn.
- Thường thì trẻ sẽ hoàn toàn bình thường sau 3 tuần.
Ý kiến bạn đọc