Những đặc tính thú vị của loài kiến

15:34, 06/08/2014
|

(VnMedia) - Kiến, loài côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, chứa đựng những đặc tính hấp dẫn mà tất cả mọi người chưa biết. Sau đây là một đánh giá tổng quan về loài côn trùng thú vị này.

 

Với kích thước chỉ vài mi li mét nhưng kiến có thể là một trong những loài côn trùng “nổi tiếng” nhất thế giới và vì chúng có mặt gần như khắp mọi nơi trên trái đất. Nhưng chúng ta biết gì về chúng ? Trên thực tế, động vật xã hội này có nhiều loại và nhiều đặc tính hấp dẫn mà chúng ta chưa biết. Hãy khám phá những điều bạn có thể không biết về chúng.


 Ảnh minh họa

1. Một số loài kiến có tuổi thọ hơn 20 năm

 

Lasius niger, được mệnh danh là "kiến vườn đen", là một loài sống phổ biến ở Châu Âu và Ấn Độ, nhưng nó giữ một kỷ lục : kỷ lục về tuổi thọ ! Nói chính xác hơn một con kiến Lasius niger chúa đạt kỷ lục sống 28 năm và 8 tháng trong phòng thí nghiệm. Trong khi đó, nhiều loài kiến sống ít hơn một năm trong giai đoạn trưởng thành.

 

2. Kiến có thể ăn được

 

Phổ biến và thường xuyên trở thành món ăn ở Châu Á, Châu Phi và Trung Mỹ, kiến, được sấy khô trước, trở thành món ăn rất giòn ngon.

 

3. Trọng lượng của khoảng 4,5 triệu con kiến bằng trọng lượng trung bình của một người

 

Trọng lượng của khoảng 4,5 triệu con kiến (mỗi con trung bình 15 mg) có thể bằng với trọng lượng trung bình của một người nặng 65 kg. Nhưng về mặt sinh học, trọng lượng của những con kiến đó vượt quá trọng lượng của một người. Theo ước tính, loài côn trùng này chiếm từ 10 đến 20% sinh khối động vật trên cạn trên hành tinh của chúng ta, với hàng triệu tỷ con cộng lại.

 

4. Kiến có thể phục vụ cho việc khâu vết thương

 

Các bộ lạc bản địa vùng Đông Phi, như Maasai, sử dụng kiến quân đội thuộc chi Dorylus để khâu kín những vết thương hở của họ. Bạn có thể thực hành ?

 

5. Một con kiến rơi tự do không bao giờ chết

 

Một con kiến không thể bị chết hoặc bị thương khi rơi tự do dù ở độ cao bao nhiêu đi chăng nữa. Trọng lượng siêu nhẹ của nó cho phép nó nhanh chóng đạt tốc độ tối đa ngay khi rơi từ độ cao một vài cm nhưng cơ thể của chúng đủ mạnh để an toàn trước cú rơi đó.

 

6. Kiến làm chủ cuộc chiến với kẻ thù

 

Một số loài kiến tạo thành một xã hội rất đoàn kết và những hành vi phức tạp của chúng cũng được biết đến nhờ các nhà nghiên cứu côn trùng. Chiến lược quân sự là một phần trong đó và kiến làm chủ trong trận chiến. Ví dụ, kiến bộ binh có thể nhắm đến mục tiêu và làm tê liệt kẻ thù, đợi cho đến khi một trong những con kiến chiến binh có thể chất lớn hơn, đến và cắt làm đôi cơ thể của tù nhân. Cũng phải công nhận rằng những con kiến điều chỉnh số lượng binh sĩ trước các mối đe dọa phát sinh.

 

7. Vương quốc khổng lồ của kiến

 

Đến nay, vương quốc kiến dài hơn 6000 km được tìm thấy! Nó kéo dài từ bán đảo Iberia và bờ biển Địa Trung Hải đến Ý. Vương quốc khổng lồ này bao gồm 30 quần thể kiến với hàng triệu tổ trong đó các cá thể kiến không có dấu hiệu xâm lược lẫn nhau. Các nhà khoa học cho rằng tất cả cá thể này đều có một mối quan hệ xa xôi với nhau.

 

8. Kiến có 2 dạ dày

 

Một kiến thợ có cấu tạo 2 dạ dày. Dạ dày thứ nhất được sử dụng để tiêu hóa thức ăn mà chúng nuốt. Dạ dày thứ hai được goi là dạ dày xã hội, để lưu trữ hầu hết các thực phẩm và sau đó nôn ra khi một con kiến khác cần đến. Chế độ này được gọi là trao đổi dinh dưỡng.

 

9. Độ tuổi quyết định vai trò của kiến

 

Những con kiến đi cùng một con đường và thay đổi vai trò theo độ tuổi. Thời kỳ đầu, chúng trở thành kiến bảo mẫu và chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn liên tục cho ấu trùng kiến và di chuyển những ấu trùng theo nhiệt độ. Sau đó, các kiến thợ trở thành "con kiến nội trợ" thực sự và có trách nhiệm duy trì tổ, và đôi khi loại bỏ các chất thải. Cuối cùng, kiến thợ có nhiều kinh nghiệm nhất đảm nhận vai trò của người lính và tuần tra xung quanh tổ kiến. Hơn nữa, nếu thiếu nhân lực để đảm nhận một vai trò nào đó, những chú kiến ở vị trí khác có thể đến giúp một tay.

 

10. Kiến thay đổi màu sắc

 

Do bụng kiến bán trong suốt nên chúng có thể thay đổi màu sắc theo thức ăn trong bụng chúng. Khi chúng ăn thức ăn màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu đỏ, chúng sẽ có màu tương ứng.

 

11. Kiến nuôi, bảo vệ nhưng cũng ăn rệp

 

Kiến thường xuyên nuôi rệp để lấy sữa. Rệp tiết ra dịch ngọt, một chất dịch nhớt giàu đường và axit amin, kiến rất thích dịch này. Đổi lại, những con kiến bảo vệ các con rệp chống lại kẻ thù của chúng, nhưng cũng không lấy làm lạ khi nhìn thấy những con kiến biến rệp thành món ăn ngon của chúng.

 

12. Một số loài kiến là cảm tử quân

 

Quan sát thấy ở Đông Nam Á, Camponotus cylindricus là một loài kiến cảm tử. Khi nhận được một đe dọa tiềm ẩn nguy hiểm cho vương quốc của chúng, loài kiến này không ngần ngại níu lấy kẻ thù của mình sau đó làm nổ bụng dưới của mình. Do đó, nó bao lấy đối thủ của mình bằng một chất dính và chết người. Một cảm tử quân thực sự.

 

13. Một số loài kiến có thể chịu được nhiệt độ cao

 

Cataglyphis bombycinus là loài kiến có thể sống ở sa mạc Sahara . Đặc tính của loài này? Đó là khả năng chịu nhiệt. Khả năng này cho phép kiến khỏi tổ một vài phút mỗi ngày, đặc biệt là tại thời điểm nóng nhất trong ngày để tránh đụng độ với những kẻ săn mồi. Mục đích của một chuyến thực địa ngắn ngủi này là báo cáo những con côn trùng chết để nuôi sống vương quốc. Để tránh bị lạc trong sa mạc, kiến tính toán đường đi của nó nhờ mặt trời và trở về tổ càng sớm càng tốt.

 

14.Một số loài kiến được mệnh danh là “viên đạn”

 

Kiến Paraponera, có biệt danh là "viên đạn", là một loài đặc biệt nguy hiểm sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Nó có kích thước cũng đặc biệt, khoảng từ 1.8 đến 3 cm, có thể gây đau đớn cực độ khi bị nó cắn. Thật vậy, nó căng mình như của một khẩu súng và trạng thái này có thể kéo dài vài giờ. Trong một số bộ lạc của Amazon, nghi thức đánh dấu đến tuổi trưởng thành là cho một số con kiến cắn cùng một lúc, người bị cắn được trang bị một loại găng bảo vệ. Mục đích của hành động này ? Càng thể hiện tính kiên cường càng tốt.

 

15. Kiến có thể xâm nhập tổ kiến đồng loại

 

Temnothorax pilagens hay kiến "kẻ cướp", vừa mới được phát hiện thời gian gần đây ở miền đông nước Mỹ. Loài kiến này có khả năng tuyệt vời sử dụng một hóa chất ngụy trang để thâm nhập vào tổ của đồng loại. Nhờ chất hóa học mà chúng tiết ra, những loài kiến khác không thể nhận ra chúng là kẻ thù. Chất "tàng hình" này cho phép những con kiến "kẻ cướp"ăn thịt ấu trùng kiến, thậm chí sau đó biến chúng thành nô dịch cho mình.

 

16. Kiến có thể kết thành mảng

 

Để sống sót qua cơn lũ, kiến lửa (Solenopsis invicta) có thể kết thành bè nổi. Kiến chúa bên trong bè này trong khi những chú kiến lính ở vòng ngoài. Kiến lửa có thể sống tốt như vậy trong một vài tháng.

 

17. Tổ kiến có thể chiếm hàng chục mét vuông

 

Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một thành phố kiến. Tọa lạc tại Brazil , thành phố này đã bị bỏ rơi. Một chi tiết giúp đánh giá diện tích cấu cấu qua cách đổ 10 tấn bê tông từ các lỗ ra vào. Kết quả là một hệ thống độc đáo trải rộng khoảng 46 m2, sâu 8 feet đã được khai quật. Đô thị cổ này có thể là nơi trú ẩn của tối đa hàng triệu con kiến và việc xây dựng nó đòi hỏi việc di dời 40 tấn đất !

 

18. Sự cộng sinh hoàn hảo giữa kiến và cây

 

Kiến Tetraponera, nọc độc của chúng tương tự như của một con ong bắp cày, sống trong những lỗ rỗng của một cây của Gabon , có tên là Barteria. Lỗ rỗng của cây có thể trở thành một tổ kiến lý tưởng. Trong sự cộng sinh hoàn hảo, những con kiến bảo vệ cây chống lại bất kỳ côn trùng ăn lá, lần lượt, cây tiết ra mật nuôi dưỡng chúng. Những liên minh này được hình thành trên toàn thế giới, đặc biệt là giữa kiến và cây keo, nhưng cả với các cây ăn thịt!

 

19. Kiến có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi của chúng

 

Kiến quân đội (Eciton) ở Châu Mỹ có điểm tính cực kỳ khủng khiếp. Hình thành các tổ di động gồm từ 150.000 đến 700.000 cá thể, việc di chuyển của chúng mang tính chất phá hoại. Thật vậy, các tổ kiến dài hàng chục mét phá hủy và ăn tất cả mọi thứ trên đường nó di chuyển, trong đó có cả các động vật lớn. Hơn nữa, khi giai đoạn lười vận động, những con kiến tạo nên tổ khổng lồ, như trại đóng quân ngoài trời, trong đó nuôi kiến chúa và kiến ấu trùng.

 

20. Kiến có thể dệt tổ

 

Côn trùng Oecophylla là một phần của phân họ kiến và chúng có thể xây dựng tổ của chúng từ những chiếc lá vẫn còn trên cành. Để làm được như vậy, chúng uốn lá ở hàm trên và dùng sợi sản xuất bởi ấu trùng để duy trì và củng cố các nếp gấp.

 

21. Một số loài kiến có một cái đầu hình lá chắn

 

Một số loài kiến sống trên cây thuộc chi Cephalotes có những kiến lính trong đó đầu hình lá chắn tròn. Chúng có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của kiến ở tổ khác.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc