(VnMedia) - Một nghiên cứu quốc tế lớn cho thấy vitamin B3 (niacin) không làm giảm khả năng tử vong hoặc đột quị ở người có cholesterol cao, mà còn làm tăng nguy cơ này.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern và Bệnh viện Northwestern Memorial đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 25.000 bệnh nhân tuổi từ 50-80, có lượng cholesterol cao tại Anh, Trung Quốc và Scandinavia.
Tất cả những người này đều đang được điều trị tim mạch bằng các loại thuốc giảm mỡ máu thuộc nhóm statin, một số sử dụng niacin và thuốc chống dị ứng Laropiprant do tác dụng phụ của việc dùng niacin liều cao, trong khi một số khác được chỉ định dùng giả dược.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Niacin làm tăng nguy cơ tử vong ở những người từng trải qua cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ cũng được ghi nhận khi sử dụng hợp chất này như viêm gan, mất máu nhiều, bệnh gút, gia tăng hàm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở những người bình thường
Cũng theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy, những bệnh nhân có hàm lượng mỡ máu cao được điều trị bằng niacin có nguy cơ tử vong cao hơn 9% so với những người không sử dụng hợp chất này. Nghiên cứu, được công bố trên tờ New England Journal of Medicine.
Theo một nghiên cứu khác về niacin, gồm hơn 3.400 bệnh nhân, cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và cũng không có tác dụng chống lại bệnh tim mạch. Thay vào đó, liệu pháp statin vẫn là điều trị thuốc đầu bảng để giảm cholesterol, còn niacin chỉ nên dành cho những bệnh nhân nguy cơ cao không thể dung nạp được statin, các nhà nghiên cứu kết luận.
* Vitamin B3 hay còn gọi là vitamin PP, hoạt chất là acid nicotinic (niacin) hoặc nicotinamide (dạng amide của acid nicotinic). Đây là loại vitamin không được dự trữ và rất ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, nó phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vitamin B3 không nên sử dùng tùy tiền vì nó có thể gây giãn mạch và nửa trên cơ thể, gây nên cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh trống ngực, xuất hiện sau khi dùng thuốc, tự hết sau 30 - 40 phút.
Ý kiến bạn đọc