(VnMedia) - Với sự xuất hiện của tế bào thần kinh mới, thay vì tăng lượng lưu trữ của bộ não, chúng lại có thể xóa những kỷ niệm mà chúng ta đã trải qua của thời thơ ấu. Tất cả ký ức này được thay thế bởi những ký ức thời kỳ tiếp theo.
Tại sao chúng ta không thể nhớ ngày sinh nhật đầu tiên của mình hoặc bước chân đầu đời của mình? Chứng lãng quên thời thơ ấu là một hiện tượng khiến các nhà khoa học tốn công sức nghiên cứu trong nhiều năm. Thuật ngữ này liên quan đến sự lãng quên những ký ức trước khi ta hai tuổi, và một ký ức tương đối ít ỏi còn để lại đến khi ta 6 tuổi.
Một nhóm các nhà nghiên cứu
Các neuron xóa sạch ký ức
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời chúng ta, tế bào thần kinh hoạt động nhiều nhất, điều đó có thể giải thích vì sao những kỷ niệm cũ nhất của chúng ta bị được xoá hoàn toàn. "Phát hiện này làm cho chúng ta rất đáng ngạc nhiên. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tế bào thần kinh mới giúp bộ não nhớ tốt hơn",Sheena Josselyn, nhà thần kinh học tại Bệnh viện điều trị bệnh cho trẻ em ở
Cụ thể, các tế bào thần kinh mới có thể xóa những kỷ niệm đầu đời của chúng ta nhường chỗ cho những ký ức ta gặp sau này. "Một lượng lớn các tế bào thần kinh giúp chúng ta tăng lượng lưu trữ trong tương lai. Nhưng bộ nhớ giống như một mạch điện, vì vậy nếu bạn thêm dữ liệu vào nó, theo một cách logic, các dữ liệu này sẽ làm đảo lộn nó", Sheena Josselyn nói .
Sheena Josselyn và chồng cô Paul Frankland tiến hành các thử nghiệm trên chuột và đi đến kết luận này. Họ truyền những ký ức vào trong não của những con chuột con cũng như chuột đã trưởng thành. Họ dạy chúng sợ một nơi, nơi ấy chúng bị điện giật nhẹ. Những con chuột con được học bài học đó trong một ngày, trong khi lớn tuổi được học lặp đi lặp lại trong một vài tuần.
Giả thuyết giải thích sự lãng quên thời thơ ấu
Sự lãng quên thời thơ ấu là chủ đề của nhiều nghiên cứu và giả thuyết trong thế giới của các nhà tâm lý học và thần kinh học. Đối với một số nhà nghiên cứu, chúng ta không thể nhớ những gì đã xảy ra trong những năm đầu đời bởi vì tại thời điểm đó, khả năng ngôn ngữ và cảm xúc của chúng tôi chưa được phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là để ghi nhớ một sự kiện, cần phải liên kết các cảm xúc và tìm từ để biểu đạt chúng.
Sigmund Freud cũng đã quan tâm đến vấn đề này. Đối với ông, chúng tôi sẽ quên những kỷ niệm để chấn an những chấn thương trong thời thơ ấu của chúng ta. Nghiên cứu về sự tham gia của tế bào thần kinh trong chứng quên lãng thời thơ ấu giúp ta hiểu rõ hơn về hiện tượng này mà không đặt câu hỏi về các giả thuyết đã công bố. Đối với Mazen Kheirbek, chuyên gia về tế bào thần kinh đến từ trường Đại học
Tuy nhiên, theo ông, có thể không phải là những tế bào thần kinh mới xóa đi những ký ức thời thơ ấu, thực tế là não của chúng ta phải tìm hiểu và ghi nhớ thêm nhiều sự kiện mới. "Có thể chứng lãng quên do ta luôn phải quan sát và tăng cường khả năng học hỏi những điều mới. Có một sự thỏa hiệp ở đây, khi ta cố giữ những kỷ niệm cũ có thể điều đó sẽ ngăn cản chúng ta nhớ những điều mới gặp", Mazen Kheirbek nói.
Chứng lãng quên trí nhớ không hẳn là xấu ?
Trong mọi trường hợp, theo Paul Frankland, đồng tác giả của nghiên cứu, chứng lãng quên trí nhớ không hẳn là xấu. Trong một số trường hợp, thậm chí lãng quên còn có lợi cho bộ não và trí nhớ. "Một số lãng quên lại quan trọng cho bộ nhớ. Khả năng của não cũng có giới hạn", Vox nói. "Chúng ta loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết chỉ giữ lại chỉ các sự kiện và chi tiết quan trọng," nhà sinh thần kinh học nói.
Tất nhiên, kết quả của nghiên cứu thu được chỉ có giá trị đối với các yếu tố nghiên cứu, các động vật gặm nhấm. Nhưng bộ não của các loài động vật có vú khác nhau tương đối giống nhau, các nhà nghiên cứu tin rằng cơ chế tương tự cũng có thể xảy ra trong bộ não con người.
Ý kiến bạn đọc