Nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh béo phì

17:47, 30/05/2014
|

(VnMedia) - Một nghiên cứu vừa được công bố ngày 29/5 tiết lộ rằng 30% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng thừa cân, và 62% những người mắc chứng béo phì hiện đang sống tại các nước đang phát triển.

 

Béo phì là vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hoặc thu nhập, và bất cứ nơi đâu trên hành tinh này. Đây là kết luận của Tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc của Viện kiểm định y tế thuộc trường Đại học Washington (Mỹ). Ông này vừa công bố trên tờ The Lancet ngày 29/5 một phân tích dữ liệu của 188 quốc gia trên thế giới, các dữ liệu cho thấy số lượng và tỷ lệ phần trăm của những người bị mắc chứng béo phì ở mỗi quốc gia và tình hình tiến triển của bệnh.

 

Đã xuất hiện từ lâu tại các nước phát triển, chứng thừa cân và bệnh béo phì hiện nay ảnh hưởng đến 2,1 tỷ người trên toàn cầu, chiếm gần 30% dân số, trong đó hơn 62% ở các nước đang phát triển, nghiên cứu cho thấy.


 Ảnh minh họa

“Bệnh toàn cầu”

 

Đầu tiên, thừa cân được tính bằng cách sử dụng chỉ số khối lượng cơ thể. Chỉ số BMI được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao và trọng lượng. Với chỉ số từ 25 đến 30, bạn bị kết luận là thừa cân. Chỉ số từ 30 trở lên, bạn bị mắc bệnh béo phì. Từ năm 1980 đến năm 2013, số người có chỉ số BMI trên 25 trên toàn thế giới tăng từ 28,8% lên đến 36,9% ở nam giới và từ 29,8% lên đến 38% ở phụ nữ.

 

Mỹ đứng đầu danh sách thừa cân

 

Với 160 triệu người bị mắc chứng thừa cân, Mỹ là quốc gia có nhiều người mắc bệnh béo phì hoặc thừa cân nhất trên thế giới. Chứng bệnh này chiếm hơn hơn 70% ở nam giới và gần 62% ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 trở lên, và 30% ở trẻ em và thiếu niên. Liên quan đến bệnh béo phì theo đúng nghĩa, có 32% đàn ông và 34% phụ nữ trưởng thành ở Mỹ mắc phải, so với 4% những người trưởng thành ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

 

Gia tăng béo phì tại các nước đang phát triển

 

Mỹ, Anh và Úc là 3 nước phát triển đứng đầu danh sách có tỉ lệ người mắc bệnh béo phì, với hơn 60% số người trên 20 tuổi bị béo phì hoặc bị thừa cân.

 

Nhưng các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga , Brazil Mexico cũng có tỉ lệ người mắc cao đáng kể, ví dụ 300 triệu người Trung Quốc bị mắc căn bệnh này. Và nếu béo phì xuất hiện ngoại lệ tại một số nước Châu Phi như Burkina Faso và Tchad, những quốc gia khác ở Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu Đại Dương đã có tỉ lệ người mắc vượt xa các nước phương Tây.

 

Nhất là trường hợp của Ai Cập, Libya, Saudi Arabia, Oman, Bahrain và Kuwait, nơi chứng thừa cân và bệnh béo phì đang tăng mạnh với hơn 70% phụ nữ trên 20 tuổi bị mắc.

 

Xu hướng này còn hiện diện ở một số nước Mỹ Latinh (Mexico, El Salvador, Costa Rica, Honduras, Chile, Paraguay) và đặc biệt là trong tiểu vương quốc ở Thái Bình Dương (đảo Tonga, Samoa và Kiribati), nơi có tỷ lệ vượt quá 80% cho cả hai phái trên 20 tuổi.

 

Cảnh báo béo phì trẻ em

 

Từ năm 1980 đến năm 2013, số trẻ em hoặc thiếu niên bị mắc chứng thừa cân hoặc bệnh béo phì trên thế giới đã tăng 50%.

Chứng thừa cân và bệnh béo phì chiếm 22%trong số trẻ em gái và 24% ở các bé trai trong các nước phát triển và khoảng 13% trẻ em ở cả hai giới trong các nước đang phát triển, một xu hướng gia tăng đáng kể phải kể đến các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, nhưng chỉ đối với các bé gái.

 

"Sự gia tăng này rất đáng lo ngại trong trường hợp trẻ em bị mắc chứng béo phì có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, trong đó có bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh ung thư", Mary Ng, nhà nghiên cứu, người điều phối nghiên cứu này cho biết.

 

Các nhà nghiên cứu bi quan

 

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên tạp chí The Lancet về “gánh nặng bệnh tật toàn cầu”, chứng thừa cân và bệnh béo phì là nguyên nhân của 3,4 triệu ca tử vong chỉ trong năm 2010.

 

Và ngay cả khi căn bệnh béo phì đã tiến triển chậm lại một chút kể từ năm 2006 tại các nước phát triển, sau thời kỳ bùng nổ vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu vẫn đi đến kết luận. "Trong ba thập kỷ qua, không một quốc gia nào trên thế giới thành công trong việc hạn chế tỷ lệ béo phì. Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực khẩn cấp tại các quốc gia có thu nhập thấp và bình quân để xóa căn bệnh toàn cầu này", bác sĩ Murray cảnh báo.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc