Cơ thể người bị "biến dạng" khi lên vũ trụ

08:14, 02/04/2014
|

(VnMedia) -Theo một nghiên cứu mới đây, một chuyến đi trong vũ trụ sẽ nguy cơ làm biến dạng tim của các phi hành gia. Vì ở trạng thái không trọng lực, cơ thể có xu hướng trở nên tròn hơn.

 

Nếu khám phá vũ trụ là mơ ước đối với rất nhiều người trên Trái đất, nhưng hành trình đó lại mang lại nhiều nguy cơ và có thể gây hại cho cơ thể bạn. Từ rất lâu rồi các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một loạt các phản ứng cơ thể xuất hiện khi con người ở ngoài vũ trụ như khối lượng và sức mạnh cơ bắp suy giảm, xương cũng yếu đi. Giờ đây, người ta công bố thêm một hệ quả xấu mới: tim có khả năng bị biến dạng khi sống ngoài vũ trụ.


Khám phá này do các nhà nghiên cứu Mỹ tiến hành theo nghiên cứu của họ đối với 12 phi hành gia đã từng bay vào không gian. Các phi hành gia chụp ảnh tim của họ bằng máy siêu âm được cài đặt trong Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Việc này được thực hiện trước, trong và sau khi họ bay. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã có được dữ liệu về sức khỏe tim của họ.


Phân tích những dữ liệu thu được, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tim của các phi hành gia có xu hướng trở thành tròn hơn, 9,4% tim trong số họ tròn hơn cơ quan của người bình thường. Sự biến dạng này do môi trường không trọng lực làm thay đổi lưu lượng máu trong cơ thể. Tim không làm việc chăm chỉ trong không gian, điều này có thể dẫn đến mất khối lượng cơ thể”, James Thomas, tác giả chính của cuộc nghiên cứu cho biết.


 Ảnh minh họa

C ác nhà khoa học này đã trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị thường niên của Trường Cao đẳng Tim mạch (Mỹ) tại Washington, sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời. Một thời gian ngắn sau khi trở về trái đất, tim của các phi hành gia dần dần trở lại hình dạng ban đầu. Tuy nhiên, thậm chí chỉ là tạm thời nhưng sự biến dạng này có thể gây "hậu quả nghiêm trọng sau khi trở về trái đất", James Thomas nói. Hệ quả nghiêm trọng hơn khi người ta có khoảng thời gian dài sống ngoài vũ trụ.


Phát hiện của các nhà khoa học được coi là một bước quan trọng để đánh giá những h quả của một hành trình khám phá lên sao Hỏa mất ít nhất 18 tháng ngoài vũ trụ. Trong khi đó, các phi hành gia hiện nay làm việc từ 5 đến 6 tháng trên trạm vũ trụ ISS. "Chúng tôi đang tìm giải pháp có thể ngăn ngừa sự biến dạng này hoặc cân bằng cuộc sống của các phi hành gia ngoài vũ trụ," các nhà nghiên cứu cho biết thêm.


Ngoài vũ trụ, các phi hành gia đã phải tập thể dục thường xuyên để giữ dáng người và giảm hệ quả của môi trường không trọng lực. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng duy trì lần tập thể dục giúp tim ở nguyên dạng có vai trò đảm bảo an toàn trong các chuyến bay dài ngày như lên sao Hỏa chẳng hạn.


Theo các tác giả
của công trình nghiên cứu, phát hiện mới có thể cung cấp giúp các bác sĩ hiểu sâu hơn về các bệnh nhân mắc chứng bệnh tim mạch trên trái đất. Các mô hình dự đoán gần như chính xác những thay đổi của các phi hành gia. Điều này cho phép chúng tôi tự tin rằng chúng tôi đã đi đúng hướng và có thể áp dụng nó trong các ứng dụng lâm sàng quan trọng hơn trên trái đất, Thomas nói.

 

Ví dụ, họ có thể giúp "dự đoán những gì sẽ xảy ra với tim khi phải chịu những áp lực khác nhau," ông này cho biết .Nhóm nghiên cứu hiện đang làm việc để mở rộng các mô hình nhằm phân tích các bệnh liên quan đến tim như tim mạch vành, cơ tim phì đại hay các bệnh về van tim. "Các mô hình có thể giúp chúng tôi để mô phỏng các bệnh về tim nhằm hiểu được tác động đến hoạt động của cơ quan này".


Theo các nghiên cứu tiến hành trước đó, các hiệu ứng khác đã được ghi nhận lên tim. Trên đường trở về trái đất, các phi hành gia thường xuyên bị ngất xỉu hoặc bị hoa mắt do huyết áp giảm đột ngột khi họ đứng dậy. Họ
cũng bị rối loạn nhịp tim. Cuối cùng, các nhà khoa học nghi ngờ rằng bức xạ mà các phi hành gia gặp phải có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc