Cách đối phó với viêm mũi dị ứng khi đổi mùa

19:25, 11/04/2014
|

(VnMedia) - Đối với nhiều người, những ngày đẹp trời mùa xuân hay mùa hè đồng nghĩa với viêm mũi dị ứng. May mắn thay, một số thảo mộc có thể giúp bạn hạn chế điều khó chịu sự như hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, rát cổ họng và cay mắt...

 

Từ tháng 4 trở đi, vô số triệu chứng của viêm mũi dị ứng làm hỏng những ngày đẹp trời (mùa xuân và mùa hè) của những người liên quan. Trong những ngày đẹp trời đầu tiên, trước tiên bạn bị tấn công bởi phấn hoa (cây bách, bạch dương, tuyết tùng ...) và tiếp sau đó là các loại cây cỏ lúa làm ngứa mũi bạn (cỏ, cỏ khô cho gia súc), rồi đến mùa hè, bạn sợ hãi với phấn hương.

 

Các phản ứng miễn dịch cực đoan dẫn đến việc giải phóng histamin. Histamin là một trong những chất sinh học có trong cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong một số hoạt động sinh lý và có thể gây ra phản ứng dị ứng. Bình thường histamin được sinh ra từ một acid amin (thành phần cơ bản của chất đạm) có tên là histidin và sau đó tập trung trong các tế bào bạch cầu (tế bào trong máu có nhiệm vụ chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể). Điều này dẫn đến sự phá vỡ hữu cơ, miễn dịch hay tiêu hóa.


 Ảnh minh họa

Khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng cũng là một nguyên nhân gây ra phá vỡ màng nhầy và “đánh lạc hướng” hệ thống miễn dịch niêm mạc do tiếp xúc với hỗn hợp gây ô nhiễm và phấn hoa. Các bác sĩ liệu pháp thực vật thường hướng cho bệnh nhân phương pháp điều trị các triệu chứng bên ngoài và điều trị bên trong cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể đào thải qua gan và ruột.

 

Đầu tiên ta phải tiến hành một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế việc tiếp xúc với phấn hoa : thông gió nhà bạn , tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối , tránh những cuộc dạo chơi kéo dài nhiều giờ trong điều kiện thời tiết khô và gió, trang bị cho mình kính râm, gội đầu vào buổi tối... Sau đó, ta sẽ được khuyên làm sạch mũi bằng việc nhỏ nước muối sinh lí thường xuyên hoặc nước sắc từ hoa mắt (có tên khoa học là Euphrasia officinalis) được chỉ định dùng trong trường hợp hắt hơi liên tục và chảy nước mắt hoặc bị kích ứng mắt. Hít thở thường xuyên một số yếu tố cần thiết như giấm hoặc dầu bạc hà cũng có thể làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

 

Đối với trường hợp bị cay mắt, nước triết xuất từ cây xạ cúc lam (hay được gọi với tên Le bleuet ở Pháp, Bỉ, Thụy sỹ) sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái. Loài hoa màu xanh xinh đẹp này, thuộc một loài cây thân thảo thuộc học Cúc (Họ Cúc tây, họ Hướng dương), thường mọc dại trên các cánh đồng lúa mỳ, ngày càng ít đi vì người ta sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Nó được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt từ thế kỷ 19 với tác dụng dịu các kích ứng mắt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chất chiết xuất từ quả việt quất cũng có tác dụng chống viêm, điều hòa hệ miễn dịch và các biểu hiện quá mức như phù nề.

 

Khi phấn hoa là tác nhân gây dị ứng thì cây mã đề là thuốc kháng histamin được nhiều người biết đến và thường xuyên được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng. Loài cây này được sử dụng nhiều nhất bởi người Hy Lạp và người Ả Rập và có mặt trong từ diển dược của Dioscorides và Galen. Nhờ các phân tử kháng viêm và tanin bảo vệ niêm mạc của nó, cây mã đề giúp giảm bệnh hô hấp, liền sẹo và ổn định trong trường hợp kích ứng mắt, da và màng nhầy. Cũng như cây mã đề, cây tầm ma cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả, chống lại các triệu chứng dị ứng theo mùa.

 

Cây phúc bồn tử đen (tên khoa học Ribes nigrum) cũng thường được khuyến nghị dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp bệnh nhẹ, nó thay thế cho corticosteroid giúp trung hòa histamine mà gây tác dụng phụ. Đồng thời nó cũng giúp giảm viêm, kích thích miễn dịch. Nó được chỉ định chữa bệnh dưới dạng thuốc bôi. Đối với trẻ em, nụ cây tầm xuân (tên khoa học là Rosa canina) đều có tác dụng nhưng nhẹ hơn.

 

Nhiều bác sĩ trị liệu thực vật khuyên chúng ta thoát nước thường xuyên của gan và ruột trong trường hợp dị ứng. Để làm được điều này, người ta có thể dùng cây kế sữa (Chardon-Marie), hương thảo (romarin) hoặc atisô, sắc như trà uống một hoặc hai tuần mỗi quý. Theo bà Claudine Lưu, dược sĩ và người sáng lập Viện đào tạo cây thuốc Imderplam, duy trì hệ sinh thái đường ruột tốt được coi là ưu tiên hàng đầu. Đối với điều này, bà khuyên nên uống trà : hỗn hợp chứa hạt thì là, hoa hồi, rau mùi, lá bạc hà và cây tần bì, hoa cúc (lượng như nhau) sắc lấy 4 muỗng canh uống, hòa hỗn hợp cùng với một lít nước sôi dùng uống trong ngày.

 

Cuối cùng, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm không gây dị ứng như củ cải, cà rốt, rau diếp, hành tây, rau mùi tây. Bằng các phương pháp điều trị khác nhau, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, bạn nên tĩnh tâm để tận hưởng những ngày đẹp trời trong năm.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc