(VnMedia) - Đối với người bị viêm khớp, gout, thường phải dùng thuốc kháng viêm, giảm đau nên rất ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư. Vì vậy, theo giáo sư nên "đánh" bệnh dạ dày bằng thảo dược.
Đừng tưởng đau dạ dày là bệnh đơn giản
Cách đây khoảng 5 năm, bà Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) thấy dạ dày đau lâm râm. Bà chủ quan cho rằng, đau dạ dày là bệnh phổ biến, ai chả bị. Thế nên, bà H. chủ yếu uống thuốc Nam hay thuốc Tây mua ở hiệu thuốc mà không đi khám hay nội soi dạ dày.
Uống thuốc vào, bà thấy đỡ nhưng chỉ một thời gian sau, dạ dày lại tiếp tục đau. Cứ như vậy, dạ dày đau rồi đỡ lặp đi lặp lại. Đến một ngày, bà H. thấy người cứ gầy rộc, mệt mỏi.
Con bà H. bảo đi khám, bà còn chần chừ. Thấy không ổn, anh con trai bắt bà phải ra bệnh viện Bạch Mai khám. Bác sỹ khám rồi cho bà H. nội soi. Kết quả là, trong dạ dày bà H. có khối u to bằng quả trứng. Nhưng đau đớn hơn, khi tế bào lấy từ khối u được mang đi sinh thiết thì kết quả cho thấy bà bị ung thư.
Giải pháp đầu tiên là cần phải cắt bỏ 3/4 dạ dày. Sau đó, bà H. được phẫu thuật. Nhưng chỉ vài tháng sau, bà H. ra đi để lại nỗi ân hận cho anh con trai vì đã không cương quyết đưa mẹ đi khám để điều trị dạ dày được triệt để. Anh nói: Có lẽ do mẹ tôi bị viêm dạ dày lâu ngày, không được dùng thuốc đúng cách nên đã biến chứng thành ung thư.
Không chỉ bà H. mà rất nhiều người bị viêm dạ dày biến chứng thành ung thư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Một trong số đó là việc dùng thuốc trị khớp, gout.
Trung tướng Nguyễn Hữu Hạ, từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu chia sẻ với phóng viên: “Tôi bị viêm khớp và gout từ năm 2003. Vì vậy, 2 khớp ngón cái sưng đỏ, cả bàn chân nhức không đi được. Tôi uống đủ thứ thuốc. Ban đầu, tôi uống Colchicine được mấy ngày thì đỡ sau đó uống các thuốc kháng viêm giảm đau. Nhưng chỉ thời gian sau, cơn đau lại xuất hiện. Tôi tiếp tục phải uống nó nhưng uống Colchicine và thuốc kháng viêm giảm đau lại bị đau dạ dày hành hạ. Chữa được dạ dày thì gout lại hành hạ. Nó cứ thành vòng luẩn quẩn”.
Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược bào chế công nghệ mới
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Tất cả các thuốc kháng viêm của Tây y đều có ảnh hưởng đến dạ dày. Vì thế, khi bị viêm khớp có kèm bệnh dạ dày thì uống thuốc Tây y là bất lợi. Trong trường hợp này, nên điều trị theo Đông y. Trong Đông y, mật ong và nghệ được sử dụng để chữa đau dạ dày. Nghệ là dược liệu có tác dụng sinh cơ, làm lành vết thương.
Còn theo GS. TS. Đào Văn Phan, nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý (Trường Đại học Y Hà Nội), nghệ vàng (Curcuma longa) là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền.
Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là Curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh Curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm loét dạ dày, chống ung thư, bảo vệ gan, thận...
Tuy nhiên, để chữa được bệnh thì bệnh nhân phải uống liên tục tới 12-20g Curcumin, tương đương với 24-40 viên Curcumin 500mg hoặc 4-6 lạng bột nghệ (do bột nghệ chỉ có 3% curcumin). Đây là liều rất cao, bệnh nhân không thể tuân thủ do mùi vị khó chịu và gây kích ứng đường tiêu hóa. Hơn nữa, hạn chế chính giới hạn khả năng ứng dụng Curcumin trong điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh mãn tính khác chính là độ tan, độ hấp thu rất thấp.
GS. TS. Đào Văn Phan cho biết: “Curcumin tuy uống với liều cao nhưng hàm lượng trong máu và nơi tác dụng lại vẫn thấp. Do Curcumin không tan trong nước, dễ bị phá hủy ở ruột, dễ bị chuyển hóa và thải trừ ở gan, nên chỉ hấp thu vào máu được 2-5%. Cho nên, để đạt được nồng độ trong máu đủ để phát huy hiệu quả thì bệnh nhân phải sử dụng liều cao Curcumin hoặc phải sử dụng các dạng bào chế công nghệ cao để tăng tăng độ hấp thu vào máu. Để tăng tối đa hấp thu Curcumin có rất nhiều phương pháp như bổ sung các chất phụ trợ piperin, tạo phức chelat của curcumin với các kim loại, curcumin dạng liposome, và đặc biệt là Nano hóa”.
Và để khắc phục hạn chế này, mới đây, Viện hóa học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chiết xuất thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng. Nano Curcumin có kích thước tiểu phân nanno 50-70nm, độ tan trong nước đạt 10%, với tiêu chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn chế phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc…
Nano Curcumin viên nang mềm. |
GS. Phan lý giải: “Công nghệ nano giúp tạo ra các tiểu phân Nano Curcumin có kích thước siêu nhỏ dưới 100nm, bằng 1/80.000 sợi tóc, xâm nhập tốt vào tế bào và độ hấp thu có thể lên tới 90-95%. Hiệu quả điều trị của Curcumin hơn gần 40 lần so với Curcumin được chiết xuất theo cách thông thường. Nano Curcumin phát huy tối đa tác dụng chống viêm mạnh, làm lành vết loét, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hylicobacter Pylori, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiêu diệt gốc tự do, giúp ngăn ngừa tiến triển thành ung thư dạ dày”.
Không chỉ chữa viêm dạ dày, Nano Curcumin còn ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế những biến chứng tiến triển thành ung thư ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính. Theo nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Nano Curcumin có khả năng xâm nhập vào tế bào ung thư và có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng ngay ở nồng độ thấp. Nano Curcumin có thể là một giải pháp mới điều trị viêm loét dạ dày mãn tính bằng thảo dược thay thế cho liệu trình điều trị bằng thuốc tây.
Ý kiến bạn đọc