Ai dễ bị ngộ độc thực phẩm?

12:45, 24/02/2014
|
(VnMedia)Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ngộ độc

Theo các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau:

- Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn.

- Ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn.

 Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn:  Đây là tình trạng hay gặp trong các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể như ở các trường học bán trú, các xí nghiệp sản xuất, các buổi liên hoan hay lễ cưới... Vi khuẩn gây ngộ độc đa số là nhóm vi khuẩn đường ruột, khả năng gây bệnh của nhóm này yếu nên để gây bệnh thường phải có một lượng lớn thức ăn. Ngộ độc thực phẩm loại này thường xảy ra trong vòng vài giờ đến một ngày sau khi ăn các thực phẩm bị nhiễm này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
.



 Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc

- Các loại thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị dinh dưỡng cao như thịt lợn, bò, trâu, ngựa... hay gia cầm như gà, vịt

- Thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.

- Cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.

- Các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ

- Các món gỏi

- Một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.

- Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn

- Trứng và các chế phẩm của trứng.

Các thực phẩm nguồn gốc thực vật thì ít xảy ra hơn. Tuy vậy ngày nay cần chống sâu bệnh, năng suất cao nên người trồng trọt cũng dùng nhiều thuốc trừ sâu, nếu không bảo đảm quy cách cũng dễ gây ngộ độc.
 
Cũng theo các chuyên gia thuộc Cục An toàn thực phẩm, các thực phẩm có độ ẩm cao, pH kiềm và có trạng thái lý hóa thuận lợi cho việc nhiễm khuẩn, nếu không được bảo quản, chế biến đúng quy trình vệ sinh an toàn thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ trong toàn khối thực phẩm. Đặc biệt là các thực phẩm lỏng như sữa, trứng và các thực phẩm nghiền băm nhỏ như patê, thịt băm, rất dễ nhiễm khuẩn cũng như các thực phẩm nhóm thủy hải sản dễ bị phân hủy: khi thịt bị nghiền thì kết cấu của mỗi cơ bị mất và màng cơ là hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá hủy, khi đó vi khuẩn xâm nhập vào toàn bộ khối thịt, còn dịch của thịt chảy ra là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng.

Ai dễ bị ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh?

Theo thông báo của WHO, một khảo sát gần đây cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ngộ độc thực phẩm và mắc tiêu chảy nhất do các cháu nhỏ, sức đề kháng kém.

Cách phòng tránh ngộ độ thực phẩm:

- Những cơ sở chế biến phải có kiểm dịch đầy đủ trước khi giết mổ, vệ sinh trong khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Vai trò của bộ phận kiểm dịch rất quan trọng ở khâu này vì họ có trang thiết bị phục vụ cho kiểm dịch.

- Kiểm tra định kỳ sức khỏe người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đặc biệt là người nấu ăn hằng ngày trong các bếp ăn tập thể nhất là bếp ăn của các cháu nhà trẻ, mẫu giáo. - Đảm bảo thời gian lưu giữ thức ăn đã chế biến, nghiền nhỏ vì để kéo dài sẽ tăng độ nhiễm khuẩn nếu mất vệ sinh.

- Thức ăn, nước uống phải được nấu chín, đun sôi.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc