Bệnh xảy ra liên quan đến tiếp xúc, phơi nhiễm với gia cầm nhiễm vi rút cúm A/H7N9. Vi rút cúm A/H5N1 lưu hành ở các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện dịch bệnh… Nguy cơ dịch bệnh cúm A/H5N1 được cảnh báo gia tăng cao ở nhiều nước trên trong khu vực cũng như ở Việt Nam liên quan đến thời tiết mùa Đông – Xuân, việc giao lưu dân cư với vùng dịch bệnh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn thịt và sản phẩm gia cầm nhiễm vi rút cúm A/H7N9.
Để chủ động phối hợp phòng chống có hiệu quả nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm A/H7N9 ở người, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai gấp các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thứ nhất, Cục an toàn thực phẩm yêu cầu bổ sung, lồng ghép triển khai nội dung phòng chống cúm gia cầm trong các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Tết nguyên đán 2014. Phối hợp các cơ quan chức năng trên địa bàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm; tiêu thụ gia cầm ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Phát hiện, xử lý nghiêm và công khai các hành vi, các cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
Thứ hai, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức, triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cho các nhóm đối tượng về các biện pháp phòng chống có hiệu quả đối với cúm gia cầm A/H7N9. Đặc biệt chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm như: Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân: lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng gia cầm có nguồn gốc và đã được kiểm dịch theo quy định; nấu chín kỹ thịt và các sản phẩm gia cầm trước khi ăn; không ăn tiết canh, thức ăn chế biến từ gia cầm, sản phẩm gia cầm còn sống, tái; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh; hạn chế tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt không tiếp xúc với gia cầm và người nhiễm bệnh khi không có nhiệm vụ, không cho trẻ em tiếp xúc hoặc chơi cạnh nơi chăn nuôi, nhốt giữ gia cầm; Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn thả gia cầm; vệ sinh thú y trong chăn nuôi gia cầm; không giết mổ và ăn thịt các loại gia cầm bị ốm, chết; bảo đảm vệ sinh trước, trong và sau khi giết mổ; sử dụng thớt riêng để sơ chế, chế biến thịt sống và thịt chín; đeo khẩu trang, găng tay khi phải tiếp xúc với gia cầm nghi ngờ bị bệnh; rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc với gia cầm. Đồng thời, không buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, ốm, chết, chưa được kiểm dịch theo quy định.
Thứ ba, các Chi cục phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở điều trị, các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại cộng đồng, phát hiện sớm ca bệnh có hội chứng cúm, hội chứng viêm đường cấp tính, chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư… để phối hợp tham gia phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm khi được yêu cầu.
Đề nghị các đơn vị chủ động tổ chức triển khai, tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống nguy cơ dịch cúm gai cầm về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế.
Ảnh minh họa.
Các triệu chứng của cúm A/H7N9:
Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A H5N1 tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm:
Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được vi rút từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gen bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm vi rút hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ.
Ý kiến bạn đọc