(VnMedia) - Sởi là bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh. Sau nhiều năm không có ca mắc bệnh, trong tuần qua, bệnh sởi đã quay trở lại với sự gia tăng về số lượng ca nhiễm cũng như những biến chứng, chủ yếu là trẻ em.
Gần đây, Bệnh viện Nhi trung ương trong một tháng gần đây đã tiếp nhận hơn 10 ca bệnh sởi; Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh, trung bình có 5-6 trẻ phải nhập viện/ngày. Các bác sĩ cho biết, bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Bệnh sởi (ban đỏ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc sởi đặc biệt là những người chưa được chủng ngừa đầy đủ bằng vắc-xin phòng sởi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để phòng bệnh sởi, tốt nhất phụ huynh thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đây là mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ, tuy nhiên nhiều cha mẹ bỏ mũi tiêm này để đến khi trẻ 12 hoặc 15 tháng tuổi mới tiêm phòng.
Theo thông thường trẻ từ 9 đến 15 tháng rất dễ mắc bệnh sởi và khi cộng đồng có nhiều người mắc bệnh này thì rất dễ lây lan rộng. Hầu hết các ca sởi phải nhập viện là do bỏ mũi chích ngừa sởi lúc 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, bệnh viện cũng phát hiện một số bệnh nhi dù được tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 5 trong 1 nhưng khi chưa đến lịch chích ngừa sởi vào tháng thứ 9 thì đã bị mắc bệnh sởi.
Theo lịch tiêm chủng mở rộng, việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ mũi đầu được thực hiện khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Đây cũng là lịch tiêm chủng dựa trên những tiêu chuẩn về y tế dự phòng của quốc tế. Tuy nhiên, do các trường hợp trẻ mắc bệnh sởi trước 9 tháng tuổi chỉ mới xuất hiện trong thời gian này nên một số bác sĩ cho rằng, đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam, ngành y tế dự phòng nên nghiên cứu thêm để tăng hiệu quả phòng virut sởi.
Đối với trường hợp trẻ khi bị sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy mũi, tiêu chảy, phát ban từ chân tóc đến chân, các bác sĩ khuyến cao các bậc cha mẹ nên đưa trẻ vào các cơ sở y tế sớm để kịp thời điều trị, tránh để bị bệnh nặng, biến chứng.
Triệu chứng của bệnh
- Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra:
-. Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Mắt đỏ
- Không chịu được ánh sáng
- Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
- . Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Ảnh minh họa.
Biến chứng của bệnh sởi:
Viêm thanh quản: Giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban,hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, tím tái.
Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.
Viêm phế quản – phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. X quang có hình ảnh phế quản phế vêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Viêm niêm mạc miệng: Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Viêm màng não: Viêm màng não thanh dịch do viru sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm
Biến chứng thần kinh: Viêm não – màng não – tủy cấp. Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao.
Lao: Sởi làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.
Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.
Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.
Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5
Viêm ruột:Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…
Một số chứng bệnh khác:
- Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.
- Viêm cơ tim
- Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)
-Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng
-Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)
Ý kiến bạn đọc