(VnMedia) - Giống như xu hướng chung của thế giới, do tuổi thọ trung bình đang ngày càng nâng cao thì số người mắc chứng Alzheimer ở Việt
Theo các chuyên gia, Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng. Các triệu chứng của bệnh Alzheimer chủ yếu biểu hiện là rối loạn trí nhớ, rối loạn chức năng nhận thức. Bệnh bắt đầu từ từ chứ không phải đột ngột, thường là một quá trình kéo dài nhiều năm. Bắt đầu bằng việc quên sự việc, quên công việc hàng ngày, sau đó trí nhớ cứ giảm dần, người ta thường quên, rồi quên đến mức không nhớ ra cả tên người thân, tên đồ vật. Dần dần người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn động tác (có thể không cài được cả cúc áo)… Các triệu chứng có thể nặng dần lên.
Bệnh Alzheimer thường gặp ngày càng nhiều vì lý do tuổi thọ trung bình của người Việt
Người ta thường chia ra thành 2 tuýp. Tuýp 1 là những người bị bệnh sau 60 tuổi, tuýp 2 là những người bị bệnh trước 60 tuổi. Có nhiều đối tượng trẻ, thậm chí có trường hợp trước 40 tuổi đã mắc bệnh. Những người bị bệnh càng sớm bệnh tiến triển càng nặng, nhanh đi đến tử vong.
Hiện tại Việt
|
Từ sự hiểu biết mơ hồ nên việc tự trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh bệnh của người dân cũng không hề được thực hiện một cách chu đáo. Điều này khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer ngày một gia tăng, làm anh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và làm việc của người bệnh.
Cũng giống như những người bệnh khác, những người mắc chứng Alzheimer rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người thân. Tuy nhiên, với đặc thù của bệnh nên bệnh nhân thường phủ nhận bệnh của mình, khiến người thân sẽ gặp phải những khó khăn trong việc chăm sóc. Vậy làm thế nào để ứng xử và chăm sóc cho người bệnh một cách tốt nhất. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia:
Đối với các bệnh nhân thể nhẹ, quan trọng là người thân và gia đình tham gia hỗ trợ bệnh nhân cải thiện trí nhớ bằng cách nói chuyện với bệnh nhân nhiều hơn, đưa bệnh nhân đi chơi, giao lưu với cộng đồng nhiều hơn. Khi nói chuyện, giao lưu cố gắng gợi nhớ lại những chuyện trước kia của bệnh nhân cũng như nói những câu chuyện mới. Trong gia đình một khi có người thân bị mắc bệnh thì người trong gia đình nên gợi nhớ lại câu chuyện trong ngày để người bệnh kể lại những thông tin trong ngày. Đối với bệnh nhân ở thể nặng, người thân cần hỗ trợ nhiều về cả mặt thể chất và tinh thần.
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh không cần kiêng cữ gì nhiều, cần đảm bảo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác thì cần có chế độ ăn riêng.
Trước khi mắc bệnh, việc duy trì một đời sống sinh hoạt lành mạnh cùng với chế độ luyện tập khoa học là chìa khóa để những người cao tuổi đẩy lùi mọi loại bệnh tật, trong đó có bệnh Alzheimer.
Ý kiến bạn đọc