(VnMedia) - Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến ở trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng mạnh. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo ra nhận thức trong mỗi người dân về các tình trạng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng được insulin, một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Cơ thể con người phải duy trì nồng độ độ đường trong máu ở một phạm vi rất hẹp, được thực hiện bằng insulin và glucagon. Có ba loại bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường tuýp I, bệnh tiểu đường tuýp II và tiểu đường trong quá trình mang thai.
Bệnh tiểu đường type 1: Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tiểu đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
Bệnh tiểu đường type 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Tiểu đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Tiểu đường là kết quả của lượng đường (glucose) trong máu cao do cơ thể không hấp thụ hết. Mức độ cao của đường trong máu khi lưu thông khắp cơ thể gây thiệt hại cho tất cả các cơ quan lớn, bao gồm cả mắt, tim, thận, hệ thống lưu thông máu (động mạch) và các cơ quan sinh dục của bạn.
Ảnh minh họa |
Bệnh tiểu đường có thể chữa được?
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân, trách nhiệm của bệnh nhân là phải quan tâm đến chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men. Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học về tiểu đường đã cung cấp những phương pháp tốt hơn để kiểm soát căn bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải không được bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người và bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng những bài tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống. Phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh tiểu đường type 2 do béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.
Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type gồm: những người béo phì, những người có vòng eo lớn, những người có người thân bị tiểu đường và những người trên 40 tuổi.
Theo các chuyên gia, bạn hãy hiểu rằng tập luyện chỉ có thể giúp bạn kiểm soát được căn bệnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát căn bệnh này có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của tiểu đường. Điều này cũng gần giống như việc chữa khỏi triệt để được căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường, bạn nên bắt đầu tạo một thói quen tập luyện vào trong cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. Hãy bắt đầu bằng cách xác định bài tập nào là hợp nhất với bạn cũng như thỏa mãn được mục đích của bạn một cách an toàn nhất có thể. Đảm bảo rằng tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào. Đồng thời, việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện là một điều bắt buộc. Bạn cần phải tự tìm cách làm thế nào để xác định thời điểm an toàn nhất cho bạn để tập luyện và thời điểm nào là không nên để tránh gặp nguy hiểm.
Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường có hiệu quả với một chế độ ăn uống tốt. Nên ăn thực phẩm có chứa tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, và các loại rau củ quả có chứa nhiều tinh bột như khoai tây, hạt đậu). Các chất xơ tự hoà tan được cũng đem lại hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm đáng kể hàm lượng đường trong cơ thể. Chất xơ có chủ yếu trong trái cây và rau xanh hoặc các loại hạt…Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có đường.
Đồng thời, bạn phải thay đổi thói quen ăn uống với việc ăn thường xuyên các bữa nhỏ. Điều này có nghĩa rằng lượng đường trong máu sẽ gia tăng rất ít sau khi ăn bữa ăn nhỏ thay vì tăng lên thực sự lớn trong máu nếu bạn chỉ tập trung ăn một hoặc hai bữa ăn một ngày. Vì vậy, nên ăn nhiều các loại rau tươi và hoa quả và giảm các loại thực phẩm nhiều chất béo giảm.
Tránh ăn quá nhiều dầu và hãy thử sử dụng dầu ô liu. Những người đã bị tiểu đường nên thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh còn có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.
Chữa khỏi bệnh tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh. Các bệnh nhân khi bị tiểu đường luôn luôn có những lo lắng, thậm chí suy nghĩ tiêu cực càng làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.
- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Ý kiến bạn đọc