Những mối nguy hiểm của sơn móng tay

15:04, 20/01/2013
|

(VnMedia) - Nhiều phụ nữ thích sơn móng tay với các màu sắc, các loại hình khác nhau. Tuy nhiên, chị em phụ nữ không biết rằng, sơn móng tay gây nguy hiểm vì thực tế sơn móng tay là một loại hóa chất có hại cho sức khỏe của con người.  

Các nhà sản xuất sơn móng tay luôn khẳng định rằng, hàm lượng các chất độc hại trong sơn móng tay đều ở mức an toàn, không hại cho sức khỏe. Nhưng trong thực tế, vấn đề này khó có thể kiểm soát vì nhiều hàng không ghi rõ thành phần, hàm lượng trên nhãn mác, thậm chí còn ghi sai sự thật.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, hầu hết các loại sơn móng tay chứa nhiều chất độc hại đe dọa sức khỏe con người. Không phải sơn móng tay càng đắt tiền càng không độc hại mà điều quan trọng là phải chú ý đến các chất độc chứa trong sơn móng tay. Sau khi bạn sơn móng tay với sơn móng tay, bạn không nên lấy bất cứ điều gì với hai bàn tay của bạn trực tiếp để để tránh làm cho các vật liệu độc hại chạm vào thực phẩm. Một số người thậm chí còn nghĩ rằng, để móng tay được khỏe mạnh đã sử dụng một lớp dầu lót trước khi sơn móng tay. Trong thực tế, bản chất của dầu lót giống như sơn móng tay, dầu lót không bao giờ có thể làm giảm tác hại của sơn móng tay.


Ảnh minh họa

Sơn móng tay rất độc hại đối với sức khỏe của con người.


Các chế phẩm làm móng thường được sử dụng gồm chất làm trắng, làm cứng, tẩy móng, chất tẩy rửa lớp sơn cũ, nước sơn móng và sơn bóng giữ mầu rất độc hại đối với sức khỏe của con người:

Benzen: chất dung môi rất tốt có trong chất tẩy, sơn móng là một trong những dung môi hữu cơ gây độc hại cho người sử dụng và người làm nghề sơn móng. Chất này bay hơi rất nhanh và được hấp thụ ngay qua đường hô hấp, nó sẽ được tích tụ ở gan, tủy sống và các tế bào mỡ. Benzen gây choáng váng, mệt mỏi, không tỉnh táo... Nếu liên tục hít phải chất này trong thời gian dài sẽ bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và gây ra ung thư bạch cầu…

Aceton: Một dung môi quan trọng trong nước rửa móng tay, móng chân. Chất này làm móng nhanh giòn, xơ xác... dính vào da gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Hít nhiều chất bay hơi này sẽ rất hại phổi, có cảm giác say, mất thăng bằng.

Toluen: là mối nguy hại bởi nó sẽ dần được dùng để thay thế benzen. Chất này có thể gây nghiện nếu hít nhiều. Toluen tác động đến các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này gây độc trực tiếp đến thần kinh, nhất là với những phụ nữ có thai.

Các chuyên gia khuyến cáo, những người sơn móng tay càng dày, độ độc hại càng cao. Do vậy, khi sơn móng tay cần phải tăng thông gió phòng, hoặc đeo khẩu trang và dùng các thiết bị bảo vệ khác để tránh hít phải khí độc. Ngoài ra, bạn nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất.

Để phòng tránh tác hại của sơn móng tay đối với sức khỏe, nhiều người đã chọn phương pháp dán móng giả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại móng giả với đủ kiểu dáng, nếu muốn dán móng, trước tiên mài mỏng bề mặt móng, sau đó đặt móng giả lên trên móng thật. Nhiều người cho rằng, bằng cách này mình có thể  làm đẹp một cách thoải mái mà không hại gì đến sức khỏe, vì không sơn trực tiếp lên móng. Tuy nhiên, dán móng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe, điều này sai lầm vì khi  bề mặt móng tay bị mài mòn, lớp bảo vệ cũng mất theo, khi đó, móng sẽ trở nên yếu và giòn, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao, gây ra các bệnh như nấm móng, bệnh vẩy nến và các bệnh khác.  

Hóa chất làm móng tay giả còn có thể gây ngộ độc. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người làm việc trong nhà bếp hoặc điều dưỡng viên không nên dán móng giả. Do vậy, nếu chị em phụ nữ gắn móng giả thì không nên mang chúng quá lâu và nên chọn tiệm làm móng có điều kiện vệ sinh tương đối tốt. Đặc biệt, khi thấy có các hiện tượng như vùng da quanh móng bị sưng đỏ, viêm nhiễm, móng mềm, dễ gãy, tốt nhất nên đi khám bác sĩ nhằm sớm phát hiện các bệnh về móng và chữa trị tận gốc.  

Làm đẹp móng tay là nhu cầu của nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không chú ý. Để tránh tai biến đáng tiếc, chị em chỉ sử dụng những sản phẩm dành riêng cho móng có nguồn gốc, không mang móng tay giả liên tục trong nhiều tháng. Đi khám bác sĩ khi có biểu hiện nhiễm trùng, viêm nhiễm...


Phạm Minh - (lookchem.com)

Ý kiến bạn đọc