Trường hợp bệnh nhân Lê Lan, 41 tuổi (Khương Đình, Hà Nội) phát hiện những con giun bò lổm nhổm dưới da, theo kết luận của Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa vi rút Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đó là loại giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).
Theo đó, giun lươn có cách thức lây truyền như sau: giun lươn cái cư trú trong niêm mạc tá tràng, đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng ngay trong lớp niêm mạc tá tràng. Một số ấu trùng theo phân ra ngoài, một số xuyên qua niêm mạc vào hệ tuần hoàn. Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng tự nhiễm.
Ấu trùng ra ngoại cảnh sẽ lột xác nhiều lần, người bị nhiễm do tiếp xúc với ấu trùng có khả năng gây nhiễm. Ấu trùng sẽ xuyên qua da vào tuần hoàn phổi, xuyên qua thành mạch vào phế nang. Từ phế nang ấu trùng ngược theo đường phế quản tới hầu họng, xuống dạ dày rồi tới cư trú và trưởng thành tại tá tràng.
Bác sỹ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa vi rút Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. |
Những người làm ruộng, làm vườn,… đi chân đất dễ bị tiếp xúc và bị giun lươn thâm nhập nhất. Như vậy, giun lươn thâm nhập chủ yếu vào cơ thể con người qua da. Đặc biệt, là những kẽ móng tay, móng chân, những vết sứt, vết tổn thương trên da.
Những người nhiễm giun lươn đầu tiên thường có triệu trứng đau bụng âm ỉ vùng trên rốn, lệch về phía bên phải. Đầy bụng, ăn chậm tiêu, sụt cân. Khi giun lươn thâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là đi ngoài phân lỏng, phân có thể có nhày và mùi tanh.
Trong trường hợp phát hiện chậm, người bệnh sẽ có triệu trứng phát ban ra ngoài kiểu mày đay mãn tính. Hay có thể thấy các đường ngoằn ngèo trên da.
Đặc biệt, với người có tình trạng miễn dịch kém như người bị đái tháo đường, nghiện rượu, ung thư, người bị các bệnh như gan, thận, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV/AIDS… nếu bị nhiễm giun lươn sẽ xuất hiện các triệu trứng nặng hơn như: viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. Khi giun lươn thâm nhập vào phổi sẽ có các triệu trứng như: viêm phổi, chảy máu phổi, khó thở nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân bị nhiễm giun lươn. |
Bên cạnh đó, giun lươn còn gây các tổn thương cho da. Biểu hiện là những chấm hoặc những nốt xuất huyết dưới da, các đường ngoằn nghoèo màu đỏ dưới da do ấu trùng di chuyển. Giun lươn thâm nhập vào cơ thể gây đau cơ khớp, nổi hạch to. Nặng hơn, giun lươn gây tổn thương thần kinh như viêm não, viêm màng não, áp xe não.
Việc chuẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm giun lươn cần tiến hành xét nghiệm phân, kiểm tra dị ứng nguyên trong da, nội soi tá tràng, sinh thiết tìm giun lươn, nội noi phế quản tìm ấu trùng giun lươn…
Theo Bác sỹ - Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, người bị lây nhiễm các loại giun hay sán nói chung, đều gây nguy hiểm đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm của từng loại giun, sán còn phụ phuộc vào nơi cư trú như: phổi, tá tràng, ruột, não… hay phụ thuộc vào các biến trứng như: thủng ruột, khó thở, tắc thở…
Đối với giun Gnathosma spinigerum, sống trong các loại thủy sản như lươn, ốc, ếch… thâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống. Người bị nhiễm ký sinh trùng giun Gnathosma spinigerum quá lâu các khối áp xe bị xơ hóa, gây biến dạng các bộ phận trên cơ thể nơi giun cư trú như: mặt, tay, chân...
Với loại sán dải bò (Taenia saginata), một loại ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt, nang sán nằm trong thớ thịt bò thâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán dải bò hút chất dinh dưỡng để sống. Người nhiễm phải chúng thường xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải. Bệnh nhiễm sán dải bò không khó chữa nhưng dễ tái phát bởi trứng của chúng từ người nhiễm, vương vãi khắp chăn, màn, chiếu, gối, bàn ghế… Muốn chữa trị dứt hẳn bệnh nhiễm sán dải bò, bác sĩ phải yêu cầu cả gia đình bệnh nhân phải uống thuốc điều trị đặc hiệu.
Theo đó, bác sĩ Lâm khuyến cáo người dân phải vệ sinh môi trường, xử lý tốt phân thải, không phóng uế bừa bãi. Đặc biệt, với những người làm vườn, làm ruộng, người chăn muôi gia súc… thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất ẩm cần có biện pháp phòng hộ lao lao động như: đi ủng, đeo găng tay.
Ý kiến bạn đọc