Ngay từ trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi hoàn toàn chịu ảnh hưởng đến việc hấp thu i-ốt của bà mẹ. Thiếu i-ốt trong thời kì bào thai gây đần độn, thiểu năng trí tuệ, bướu cổ sơ sinh. Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ sẽ tổn thương vĩnh viễn không thể nào chữa được. Ở các lứa tuổi khác có thể gây nên bướu cổ và các biến chứng của nó, thiểu năng giáp và giảm khả năng lao động và phát triển sức khỏe. Tuy nhiên, các rối loạn do thiếu i-ốt hoàn toàn có thể phòng được nếu được bổ sung đều đặn hàng ngày.
Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 150mcg i-ốt (mcg -mi crô gam) = 1/ triệu gam); trẻ em cần dùng ít hơn trong khi phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn (khoảng 200mcg).
Bên cạnh đó còn do tập quán của người dân thường xuyên dùng nước mắm, nước tương, bột nêm... trong bữa ăn hàng ngày mà những gia vị này thường không có muối i-ốt; tập quán muối dưa; bảo quản muối i-ốt không đúng cách sẽ khiến i-ốt bốc hơi dần theo thời gian trong muối trong quá trình bảo quản, vận chuyển; để lọ muối i-ốt gần bếp lửa và mở nắp cũng làm i-ốt mất đi mau chóng, tránh ẩm ướt vì i-ốt tan vào nước và trôi đi.
Để phòng các rối loạn do thiếu hụt i-ốt dễ dàng nhất là sử dụng muối i-ốt hàng ngày khi chế biến hầu hết các loại thức ăn. Sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường chế biến thức ăn hàng ngày như bạn là đủ nhu cầu I-ốt cho cơ thể và phòng được các rối loạn do thiếu I-ốt. Bạn không phải lo lắng cho sức khỏe khi sử dụng hàng ngày muối I-ốt vì lượng I-ốt dư sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Việc phòng ngừa tình trạng thiếu I-ốt ở trẻ thật sự rất dễ thực hiện, vì trên thực tế ngoài việc sử dụng muối I- ốt hoặc nước mắm có chứa chất I- ốt hàng ngày, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất I-ốt như các loại hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ...), rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm (rau dền, rau đay, mồng tơi,…), trái cây tươi, thịt và sữa.
Với trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng cần phải thường xuyên chế biến thức ăn giàu chất I- ốt để phát triển khỏe mạnh, thông minh.
Ý kiến bạn đọc