Những ai không nên đi bộ?

18:46, 14/09/2012
|

(VnMedia) - Đi bộ rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu đi không đúng cách thì chẳng những khó phát huy tác dụng mà còn có thể gây ra những rắc rối khác như đau chân, đau lưng, mỏi vai...

 

Đi bộ làm giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể. Đi bộ tốt cho tim mạch, làm giảm áp lực máu, giảm đột quỵ, tăng khả năng lưu thông máu. Ngoài ra, đi bộ cải thiện chức năng của não, ngăn chặn chứng tâm thần phân liệt, không những làm giảm yếu tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin là những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan, chống được trầm cảm.


Đối với người bệnh tiểu đường, đi bộ cải thiện khả năng hoạt động của cơ và sử dụng được glucose ở trong tế bào của cơ, điều này giúp kiểm soát được mức độ đường máu. Đi bộ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng.

 

Đi bộ còn là hoạt động thể chất giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn và tăng sức đề kháng, giúp ngăn chặn nhiều bệnh tật kể cả các bệnh kinh niên. Đi bộ kết hợp tập thể dục dưỡng sinh sẽ làm cho cơ thể thư giãn cơ, nhuận khớp, hóa đàm thải độc tốt.


 Ảnh minh họa

 

Đi bộ được nhiều người thực hiện bởi đó là môn thể thao hữu ích cho sức khỏe mà lại đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết đi bộ cho đúng cách.

 

Thực tế, nhiều người vừa đi bộ vừa đeo khẩu trang. Điều này không tốt cho sức khỏe. Khi đã đi bộ thì bạn cần chọnđịa điểm thoáng mát, sạch sẽ để có thể hít thở không khí trong lành. Ở những nơi bụi bặm, ô nhiễm đến mức phải đeo khẩu trang thì bạn không nên đi bộở đó nữa.

 

Bên cạnh đó, một số phụ nữ thường có thói quan vừa đi bộ vừa nghe nhạc hoặc buôn chuyện...Điều này sẽ khiến bạn mất tập trung vào từng bước chân và nhịp thở, động tác tay chân bị sai lệch. Nhiều người đi bộ xong lại kết hợp đi chợ luôn và trở về nhà với đôi tay nặng trĩu. Việc làm này cóthể tăng tình trạng đau và thoái hóa các khớp tay, việc xách đồ bên nặng bên nhẹ còn làm cho khung xương bị lệch.

 

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn hãy đi bộ đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì như vậy (trừ những khi cơ thể yếu mệt). Nếu bận rộn, thời tiết xấu, bạn có thể thay việc đi bộ bằng cách đi lại trong nhà, trong cơ quan; không nên dừng hẳn khi việc đi bộ đã thành nếp. Ngoài ra, không nên đi bộ lúc sáng sớm còn hơi sương dễ gây chứng viêm xoang mũi vàdị ứng. Không nên đi bộ gần bữa ăn chính để hệ tiêu hóa có thời gian làm việcổn định, ngăn ngừa các bệnh lý dạ dày tá tràng hoặc viêm đại tràng.

 

Tuy nhiên, một số trường hợp sau không nên đi bộ: Người mắc bệnh về xương khớp; Người mới hồi phục sau các chấn thương; Người có bệnh về mạch máu (giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch chi dưới); Người đang bị ứ dịch phù 2 chi dưới (hội chứng thận hư, suy thận, suy tim, xơ gan cổ chướng hoặc phụ nữ đang mang thai phù 2 chi dưới)...

 

Thế nào là đi bộ đúng cách:

- Đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, không cúi xuống.
- Thả lỏng vai, cánh tay gấp ở chỗ khuỷu làm thành một góc vuông, vung về phía trước và sau theo nhịp chân (không vận động tay sang hai bên).
- Hông và eo thẳng với chân, không chúi về phía trước hay ngả về phía sau.
-
Bước những bước có độ dài vừa phải thích hợp, không bước quá dài gây áp lực cho phần đùi và đầu gối dẫn đến tình trạng đau.
-
Bàn chân tiếp đất trước ở phần gót.
- Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân, chất liệu nhẹ, đế bằng. Như vậy, bàn chân không chịu áp lực từ đôi giày và những bước chân mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.
-
Về tốc độ, nên đi như dạo chơi ở những lần đầu tiên, sau đó nhanh dần tùy theo tình trạng sức khỏe; tránh tăng vận tốc đột ngột theo thành tích của người khác.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc