(VnMedia) -Theo các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh nhân bị tâm thần nặng như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực tăng 2,6 lần nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vậy những người bị bệnh tâm thần nghiêm trọng cần được phát hiện chăm sóc và phòng ngừa để giúp họ tránh được các yếu tố nguy cơ ung chẳng hạn như hút thuốc lá.
Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ hơn 3.300 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực để xác định có bao nhiêu bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư từ năm 1994 đến năm 2004.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với những người bình thường, những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt tăng 4,5 lần nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, 3,5 lần nguy cơ phát bệnh ung thư kết trực tràng và gần 3 lần nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Theo các nhà nghiên cứu, với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cũng tăng rủi ro mắc ung thư phổi, trực tràng và ung thư vú.
Trưởng nhóm nghiên cứu Gail Daumit, giáo sư khoa tâm thần của Trường đại học Y Johns Hopkins cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng thường hay hút thuốc lá. Điều này khiến họ có dễ mắc bệnh ung thư phổi.
Bác sĩ Daumit cho biết, những phụ nữ với tâm thần phân liệt và rỗi loạn lưỡng cực ít khả năng có con. Ngoài ra, một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần có thể làm tăng mức độ hormone prolactin, một yếu tố có liên quan đến ung thư vú. Bệnh nhân tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng có thể là do các vấn đề về lối sống như hút thuốc, thiếu tập thể dục và chế độ ăn uống thiếu trái cây và rau quả.
Trong khi nghiên cứu phát hiện ra một mối liên hệ giữa bệnh tâm thần và nguy cơ ung thư, nó không chứng minh rằng một trong những nguyên nhân khác.
Nghiên cứu kể trên vừa được đăng trên tạp chí điện tử Injury Prevention.
Do vậy, khi cảm nhận được về bản thân, hoặc người thân có một hay nhiều các triệu chứng cảnh báo sau đây thì nên đến khám bác sĩ tâm thần: Thay đổi tính tình rõ rệt; Không có khả năng đối phó với các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày; Có các ý tưởng tự cao hay xa lạ; Lo âu quá mức và kéo dài; Buồn bã kéo dài; Thay đổi rõ rệt trong cách ngủ và ăn uống; Nghĩ đến hay nói về vấn đề tự tử; Cảm xúc thay đổi quá nhanh từ hưng phấn sang buồn nản và ngược lại; Nghiện rượu hay ma túy; Giận dữ quá mức, thù địch hay hành vi bạo lực.
Theo các bác sĩ, để tránh bị "tâm thần", đừng ngại đi khám bệnh. Tuy nhiên, khó khăn lớn của ngành tâm thần học là bệnh nhân thường đến khám khi bệnh nặng. Rất nhiều người "ngại" khi nghĩ mình có thể bị bệnh tâm thần, vì họ có ấn tượng sâu sắc rằng tâm thần là người không bình thường, và không tin mình cũng có thể mắc bệnh. Ít người biết rằng tâm thần và cơ thể luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Một bệnh lý cơ thể có khả năng làm phát sinh các rối loạn tâm thần và rối loạn tâm thần có thể gây ra những rối loạn nặng về cơ thể.
Ý kiến bạn đọc