(VnMedia) - Thông thường chúng ta nghĩ rằng, béo phì là do ăn quá nhiều, lười vận động... Nhưng theo các nhà khoa học, nguyên chính lại do cơ thể chúng ta thiếu nước.
Cũng như các loại thực phẩm khác, nước cũng được coi là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nước rất cần cho não bộ vì nước chiếm 85% tỷ trọng của não. Thiếu nước, các hoạt động của não bị phụ thuộc rất nhiều vào gluco được cung cấp từ trong máu. Sau đó gluco sẽ chuyển thành đường, đường dư thừa tạo thành chất béo. Đó chính là sự hình thành của chất béo lắng đọng gây nên hiện tượng béo phì.
Nước là một loại thuốc bổ thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho con người. Thế nhưng, dường như nhiều người trong chúng ta, hoặc coi nhẹ, hoặc không để ý đến tầm quan trọng của loại 'thần dược' này, dẫn đến nhiều tác hại đáng tiếc cho sức khoẻ của mình.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng một cơ thể mang nhiều bệnh tật là do tình trạng mất nước, vì thiếu nước sẽ làm chậm lại quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể và các hoạt động khác nên các chuyên gia khuyên chúng ta cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
Thiếu nước, cơ thể thiếu nước sẽ có các rối loạn chuyển hóa và kém hấp thu. Ở người già, biểu hiện của nó là khô miệng, nước bọt quánh, dẫn đến ăn không ngon, khó nuốt, chán ăn; trẻ em thì ăn không tiêu, thường nôn, trớ, táo bón, biếng ăn.
Đối với trẻ em tuổi dậy thì, thiếu nước dễ dẫn đến các bệnh ngoài da, viêm lỗ chân lông, trứng cá... Ngoài ra, thiếu nước ở người lớn còn dễ dẫn đến sỏi bàng quang, sỏi thận.
Chính vì vậy, mọi người đều phải chú ý uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em. Không nên để đến lúc thấy khát mới uống vì khi đó, cơ thể đã thiếu nước được một thời gian khá lâu.
Dấu hiệu bạn uống ít nước mỗi ngày:
- Mệt mỏi, mất năng lượng: sự mất nước của các mô sẽ dẫn đến hoạt động enzym bị chậm lại.
- Táo bón: Khi thức ăn xuống ruột, nó chứa đựng rất nhiều nước để giúp bạn đại tiện tốt. Ở người không bị mất nước, ruột sẽ chỉ hấp thu một phần nước, còn với người bị bênh mất nước, ruột sẽ hút hầu hết nước và chỉ còn lại rất ít nước để chia sẻ cho các cơ quan khác.
- Rối loạn tiêu hóa: đối với những người bị bệnh thiếu nước, lượng dịch vị tiết ra ít hơn.
- Huyết áp: Bị bệnh này, lượng máu của cơ thể không đủ để cung cấp hết cho các động mạch và mạch máu.
- Viêm loét dạ dày: để bảo vệ những lớp màng khỏi sự tàn phá của dịch axít, bao tử phải tiết ra một lớp màng nhầy, nhưng nếu bị mắc bệnh, bao tử sẽ không đủ nước để thực hiện việc này.
- Hô hấp: màng nhầy của vùng hô hấp phải hơi ẩm ướt để bảo vệ phổi khỏi những vật nhỏ được hít vào trong không khí.
- Tăng cân: Chúng ta có thể ăn quá nhiều bởi vì hy vọng rằng trong thức ăn bù cho lượng nước. Sự khát nước thường bị lẫn lộn với đói bụng.
- Bội nhiễm: Cơ thể bạn cần lượng chất ẩm đủ để thoát mồ hôi khoảng từ 20 đến 24 ounces nước, lượng nước này rất cần thiết để làm loãng đi các độc tố, vì nếu không chúng sẽ gây kích thích và tổn thương da.
- Cholesterol : Khi bệnh thiếu nước là nguyên nhân làm cho có quá nhiều nước bị loại ra từ bên trong các tế bào, thì cơ thể lại càng cố gắng để dừng sự mất nước này bằng việc cung cấp nhiều cholesterol hơn.
- Nhiễm trùng tiểu: Nếu nước tiểu không đủ loãng, thì các chất thải độc hại trong nó có thể tấn công lớp màng bọng đái.
- Thấp khớp: sự mất nước đặc biệt này sẽ làm tăng mức độ tập trung của các chất độc trong máu và tế bào, những cơn đau tỉ lệ thuận với sự tập trung các độc tố.
- Lão hóa sớm: Thân thể của một em bé mới sinh chứa khoảng 80% chất lỏng, nhưng lượng chất lỏng này sẽ giảm xuống chưa tới 70% ở người trưởng thành và tiếp tục giảm nữa theo thời gian.
Ý kiến bạn đọc