Hút chết vì mang thai không thuận

16:09, 05/04/2012
|

(VnMedia) - Các cụ nhà ta xưa nay có câu: “Người chửa - cửa mả”. Dù ngày ngay khoa học trong vấn đề y tế đã tiến bộ vượt bậc nên vấn đề chửa đẻ không còn quá đáng sợ, nhưng nếu chủ quan, sản phụ vẫn có thể gặp những bất trắc nguy hiểm đến tính mạng...
 

Mang thai đứa con thứ 2, gần đến ngày sinh, anh Đồng đưa vợ vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đăng ký sinh. Ban đầu nhập viện, bác sỹ chẩn đoán vợ anh mang thai không thuận, bị “rau tiền đạo – rau bám mặt trước” (trường hợp này cũng không phải là hiếm gặp).
 
Nhưng do chủ quan, vợ chồng anh Đồng đã phải trả giá không ít. Theo anh Đồng, ngày 26/3 vừa qua dường như là ngày định mệnh của gia đình. “ Đến bây giờ nghĩ lại cái đêm hôm đó nó vẫn như in trong đầu tôi vậy, nó như một định mệnh”, anh Đồng thẳng thốt.
 
Anh Đồng cho biết: "Vợ tôi cũng như bao nhiêu bệnh nhân khác nhập viện và đăng ký sinh ở Khoa A4 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Vì bị “rau tiền đạo” nên phải nhập viện sớm trước ngày sinh để theo dõi và chờ ngày mổ. Qua rất nhiều lần siêu âm, tình trạng thai nhi vẫn tốt, nên đã nảy sinh tâm lý chủ quan".
 
"Vào sáng ngày 26/3 vừa qua, theo nguyện vọng của gia đình và được sự đồng ý của Ban Giám đốc bệnh viện, các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất là mổ cho vợ tôi vào chiều cùng ngày. Trước khi mổ vài giờ, vợ chồng tôi cũng được bác sỹ Bích Thủy, Trường khoa A4 (người phụ trách mổ cho vợ tôi) gặp gỡ, căn dặn và cho biết trước về 1 số vấn đề sau khi mổ.
 
"Cả 2 vợ chồng tôi cũng đã ổn định tâm lý để chờ thời điểm con tôi ra đời. Ca mổ bắt đầu lúc 14h25, đến khoảng 14h55 thì con tôi, một bé trai kháu khỉnh, nặng 2,8kg được bế lên khoa sơ sinh. Tiếp sau đó, khoảng hơn 2h đống hồ thì ca mổ hoàn tất và vợ tôi được chuyển vào phòng hồi sức Khoa A2. Theo các bác sỹ, mọi việc tuy có gặp trở ngại đôi chút và phải tiếp mất 3,5 lít máu nhưng ca mổ đã có thể xem là thành công.

 Ảnh minh họa

Các bác sỹ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân


Tuy nhiên, khoảng 16h45 thì anh Đồng nhận được tin từ khoa sơ sinh gọi điện báo con trai anh có gặp 1 số  vấn đề có thể liên quan tới sản phụ sau khi sinh, hiện tại vẫn đang được theo dõi. Mọi việc chưa được tĩnh tâm, hoàn hồn thì khoảng 2 tiếng sau anh Đồng lại nghe tin vợ gặp trục trặc và phải tiến hành mổ gấp vì 1 số lý do.
 
“Lúc đó đầu óc tôi rối tung, tôi như người mất hồn chạy tứ tung chẳng biết làm thế nào. Nghe các bác sỹ giải thich cả nhà tôi chỉ biết ngồi khóc, trông chờ vào định mệnh và số phận. Tuy nhiên, cuối cùng vợ tôi như được hồi sinh, được cứu sống, đó như là 1 định mệnh, và đó cũng là công lao to lớn, sự tận tình của đội ngũ y, bác sỹ trong bệnh viện”, anh Đồng tâm sự.
 
Trao đổi về trường hợp của vợ anh Đồng, bác sỹ Vân, khoa A2 cho biết: “Đây quả là một ca đặc biệt từ trước đến nay, bệnh nhân phải quay lại phòng mổ sau vài giờ đồng hồ với tình trạng thiếu máu, da taí mét, trong ổ bụng có chứa nhiều máu. Đó  quả là 1 ca cứu sản phụ khủng khiếp từ trước đến nay. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thót tim khi nói về nó”.
 
Theo bác sỹ Bích Thủy, Trưởng khoa A4, lý do phải tiến hành khẩn trương ca mổ cấp cứu lần 2 chính là do sản phụ bị “Rau tiền đạo” – rau cài răng lược, chúng ăn sâu, bám chặt vào tử cung khiến rất khó làm. Bên cạnh đó, do cơ địa của sản phụ có nhiều vấn đề về vết mổ cũ cũng như thành tử cung, niêm mạc quá mỏng, dẫn đên việc phẫu thuật lần 1 phải cắt bỏ tử cung.
 
Việc cắt bỏ tử cung cùng với việc bóc gỡ phần rau ra là cả 1 vấn đề nên quá trình phẫu thuật mất quá nhiều máu. Tiếp theo đó là việc phải thay lượng máu bên ngoài quá nhiều, do vậy dẫn đến quá trình không đông máu xảy ra, nó tạo thành những tia máu chảy ngầm trong ổ bụng, dẫn đến việc mất máu và chảy máu trong ổ bụng. Nếu không kip thời phẫu thuật sẽ có nguy cấp”.
 
Theo các bác sỹ Khoa A4, trường hợp như vợ anh Đồng không phải là hiếm. Cách đây ít ngày, tại khoa cũng đã từng xảy ra 2 ca tương tự. Một ca phải phẫu thuật trong vòng 10 tiếng mới xong, với lượng máu phải tiếp lên tới 10 lít. Một ca khác thì phải mời thêm cả đội ngũ bác sỹ của Bệnh viện Xanh-pôn sang phẫu thuật khâu bàng quang vì khi bóc rau bám vào bàng quang dẫn đến tổn thương, rách bàng quang. Tuy nhiên 2 ca đó chưa gay cấn và nguy kịch như ca này.
 
“Việc gặp những ca bệnh như thế này rất hiếm vì thế người nhà thường chủ quan. Nhưng với kỹ thuật hiện đại hiện nay, các bệnh viện hoàn toàn có thể cứu được các bệnh nhân”, một bác sỹ khẳng định.


Vạn Xuân

Ý kiến bạn đọc