Chứng gan nhiễm mỡ có thể bị biến chuyển thành chứng viêm gan, thậm chí xơ cứng gan. Bởi vậy, bạn nên chú ý rèn thói quen ăn uống lành mạnh, không chỉ trong dịp Tết, mà ngay cả ngày thường.
Rau xanh - Người bạn tốt nhất của sức khỏe
Nói đến chứng bệnh gan nhiễm mỡ, không ít người sẽ phản ứng, đó là căn bệnh của người béo phì, thật ra không hoàn toàn như vậy!
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, những người có thói quen nhịn ăn sáng cũng chính là một trong những nhóm người có nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ cao. Do mong muốn giảm cân, vì lí do công việc, nhiều người thường nhịn ăn sáng, và ăn trưa khá đơn giản. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể.
Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến mỡ tích tụ lại trong gan. Cộng thêm thói quen ngồi nhiều, lười vận động, dễ dẫn đến lượng lớn nhiệt lượng và chất béo không thể tiêu hao, chuyển hoá thành mỡ trong cơ thể, tích tụ dưới da gây béo phì, hoặc tích tụ trong gan tạo thành chứng gan nhiễm mỡ.
Dưới đây là các thói quen cần có để phòng gan nhiễm mỡ:
- Ăn sáng đều đặn
- Hạn chế uống rượu
- Dùng sữa chua, hoặc sữa đã tách chất béo.
- Không ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày.
- Hạn chế dùng mỡ động vật, lượng dầu thực vật cũng không quá 20g/ngày.
- Ít ăn nội tạng động vật, da gà, thịt mỡ.
- Ít ăn thực phẩm chiên rán.
- Hạn chế ăn sôcôla.
- Thường xuyên ăn các chế phẩm từ đậu chứa ít dầu.
- Mỗi ngày ăn 500g rau xanh tươi.
- Sau khi ăn hoa quả, nên giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Ví dụ: ăn 1 quả táo, giảm 50g tinh bột.
- Nên ăn củ mài, khoai lang, khoai môn, khoai tây…thay cho món chính chứa tinh bột (cơm, mỳ…) với lượng nhất định.
- Mỗi ngày không nạp quá 5-6g muối vào cơ thể.
- Không ăn nhiều hành, tỏi, gừng, ớt.
Nên ăn các thực phẩm giúp giảm chất béo như yến mạch, mộc nhĩ đen, vừng đen, rong biển…
Bữa tối nên ăn ít, trước khi ngủ không nạp thực phẩm vào cơ thể.
Ý kiến bạn đọc