Sốt cũng có lợi cho trẻ?

12:35, 23/11/2014
|

(VnMedia) - Sốt thường là dấu hiệu ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Về mặt y học, sốt cũng giúp cơ thể trẻ chống chọi với bệnh tật vì đó là một hiện tượng có lợi.

Theo đó , khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, sức đề kháng của cơ thể cũng nâng cao giúp tiêu diệt bớt các tác nhân gây bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sốt có nhiều triệu chứng giống như nhiều triệu chứng khác như là: ho, chảy mũi, đau họng và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh. Sốt là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là virus và vi khuẩn.

Tuy nhiên, thực tế rất nhiều các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi con trẻ bị sốt. Sự lo âu thái quá của người lớn về sốt trẻ em là không hợp lý.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.


Thủ phạm gây sốt ở trẻ ?

Do nhiễm trùng

- Nhiễm siêu vi: Là nguyênnhân hàng đầu gây ra sốt ở trẻ em.
- Nhiễm vi trùng: Thường gặpnhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm taigiữa, viêm phổi, viêm phế quản.
- Một số tác nhân gây nhiễmtrùng khác có thể làm trẻ bị sốt như nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm lao.

Nguyên nhân không do nhiễm trùng:

- Tăng nhiệt độ do trẻ được ủấm quá kỹ.
- Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh vàtrẻ nhỏ thường bị sốt sau khi được tiêm chủng những loại văcxin trong năm đầu đời.
- Mọc răng cũng có thể làmtăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, cha mẹ không nên quá lo lắng.
- Một số trẻ có thể bị sốtdo thuốc, bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính.

Dấu hiệu khi trẻ bị sốt

Cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ kích thích
- Li bì
- Ăn kém hơn
- Quấy khóc nhiều
-  Cảm thấy ấm hoặc nóng
- Thở nhanh
- Co giật

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt)
- Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy ( mắt trũng, khóc không nước mắt)
- Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

- Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt.
- Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.
- Không nên pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát cho trẻ.
- Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não.
- Không nên sốt ruột: Cho trẻ hạ sốt nhanh nên vừa cho trẻ uống hạ sốt vừa nhét hậu môn cùng lúc vì sẽ gây tình trạng quá liều.
- Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực… mà vẫn không hạ nhiệt, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị thích hợp hơn. 

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách tại nhà

- Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ sốt với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần).
- Dù thời tiết là mùa đông, khi trẻ sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ.
- Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăm ấm không nên quá 10 phút/ giờ. Chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao, sốt ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc