Cảnh báo stress ở trẻ do cha mẹ thờ ơ

12:07, 08/10/2014
|

(VnMedia) - Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, trẻ con đơn giản và ngây thơ. Trẻ chỉ cần ăn ngủ, học tập và vui chơi. Tuy nhiên, thực tế không ít các bậc cha mẹ bàng hoàng lo lắng được bác sĩ chẩn đoán trẻ bị stress khi cho trẻ đi khám.

 

Stress ở trẻ cần phải được quan tâm bởi stress ở trẻ có thể gây ảnh hưởng không chỉ ở não bộ mà còn đến hành vi, lối ứng xử và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị stress là gì?

 

"Thủ phạm" gây stress ở trẻ

 

Bệnh tật: Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể bị stress do bị bệnh, dị ứng, sự đau đớn và sợ hãi do bệnh tật hoặc từ quá trình điều trị.

 

Sự thờ người lớn: Một số trẻ có thể bị stress do sự chủ quan như sự thờ ơ của cha mẹ và người thân trong gia đình, trẻ bị bỏ đói, thiếu sự tương tác giữa cha mẹ với trẻ (nói chuyện, xoa bóp cho trẻ, giao tiếp bằng mắt, chơi với trẻ...), hoặc đùa nghịch quá mức với trẻ khiến trẻ mệt, trẻ thiếu sự nghỉ ngơi, thoải mái...

 

Chấn thương: Một nguyên nhân khác cũng gây ra sự lo lắng ở trẻ là những chấn thương. Khi đứa trẻ trải qua một chấn thương tâm lý nào đó, chúng có thể tự phục hồi mà không cần đến sự giúp đỡ quá nhiều của cha mẹ. Tuy nhiên, có những trường hợp cần sự can thiệp của liệu pháp chuyên nghiệp. Một số chấn thương có thể gây ra sự lo lắng lâu dài như tai nạn xe hơi nghiêm trọng, cái chết của cha mẹ hay trẻ bị lạm dụng… Những điều này có thể khiến trẻ hồi tưởng, gặp ác mộng, ám ảnh và trở nên stress.

Nỗi sợ hãi cụ thể

 

Sợ hãi: Có những đứa trẻ ngay từ nhỏ luôn thấy hoảng loạn khi nhìn thấy một chú chó. Trẻ có thể băng qua đường bất cứ lúc nào và đi vội qua một ngôi nhà có chó ở trong sân (điều này khá nguy hiểm) hoặc trẻ sẽ không dám chơi ở nhà bạn nào có nuôi chó… Nó có thể trở thành sự ám ảnh lớn và cản trở trẻ có cuộc sống bình thường. 


Môi trường: Đối với những trẻ lớn hơn, ngoài các nguyên nhân trên, sự thay đổi môi trường mới, những trải nghiệm đầu tiên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị stress: lần đầu đi học, tiếp xúc với môi trường mới, thái độ của giáo viên và bạn học, áp lực việc học, trẻ bị bắt nạt, gia đình có thành viên mới, cha mẹ không hạnh phúc.


Cha mẹ khi thấy những bất thường trong thói quen sinh hoạt, hành vi của trẻ, nên tìm cách gần gũi, tìm hiểu, động viên khích lệ trẻ, đặc biệt không nên hù dọa trẻ, nên tạo cho trẻ không khí thoải mái, giúp giảm các tác động của các nguyên nhân khiến trẻ bị stress.


 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Phòng tránh stress cho trẻ

 

Kẻ thù lớn nhất đối với hệ miễn dịch của trẻ em ở tất cả các lứa tuổi là sự căng thẳng quá mức. Do vậy, sự yêu thương, chăm sóc lại có thể kích thích các tế bào hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

   

- Tình yêu thương và môi trường gia đình đầm ấm, quan tâm chăm sóc sẽ là nguồn động viên tinh thần và nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực ở trẻ. Trẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và luôn cảm thấy hạnh phúc nếu nhận được ngày càng nhiều tình yêu thương.

 

- Mát-xa nhẹ nhàng cho bé là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.

 

- Ngủ đủ: Khi ngủ, cơ thể của trẻ được hồi phục và tái tạo. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng, trong khi trẻ tập đi cần 13 -14 tiếng, trẻ dưới 3 tuổi cần 12 đến 13 tiếng, trẻ 4 – 6 tuổi cần 10 – 12 tiếng.

 

- Hãy cùng chơi và vui đùa với bé, giúp cho cả mẹ và bé đều thoải mái, hứng khởi và khơi dậy những cảm xúc tích cực.

 

- Nghỉ ngơi và tiêu thụ đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết

 

- Dạy cho trẻ chiến lược kiểm soát căng thẳng với các tình huống khác nhau. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy rằng chúng rất có ý nghĩa đối với cha mẹ.

 

- Cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý về những điều sẽ xảy ra trong gia đình. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng căng thẳng của con.

 

Cha mẹ có thể giúp trẻ nhìn nhận vấn đề và thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp. Dành thời gian có chất lượng mỗi ngày bên trẻ để giúp trẻ vượt qua rắc rối

 

- Hướng dẫn cho trẻ cách thư giãn: "hít thở sâu", "đếm", "kéo căng cơ bắp", "nhảy múa" ...  hay làm bất cứ việc gì mà trẻ thích.

 

Hay nói chuyện với trẻ về mục đích của cuộc sống gia đình và thảo luận về những khó khăn mà gia đình phải vượt qua với một thái độ dễ chịu.

 

- Hãy khen ngợi con khi trẻ làm việc tốt.

 

- Chỉ cho trẻ những kỹ năng để tự kiểm soát bản thân và kỹ năng để kiểm soát căng thẳng.

 
Khi trẻ gặp vấn đề nằm ngoài khả năng của bạn, hay tìm cho trẻ người bạn hoặc nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để giúp trẻ. 


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc