(VnMedia) - Một số người thường có biểu hiện buồn ngủ khi làm việc? Nếu bạn cũng thường xuyên buồn ngủ khi làm việc thì nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người thường xuyên trong tình trạng buồn ngủ khi làm việc. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc. Nếu bạn thường xuyên buồn ngủ khi làm việc bạn nên và không nên làm gì?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ, cuộc nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.139 nhân viên từ ba công ty. Trưởng nhóm nghiên cứu, Jennifer Turgiss phát hiện ra rằng 15% trong số họ ngủ gật ra trong khi làm việc ít nhất một lần một tuần. Bốn yếu tố quan trọng gây tình trạng khó ngủ: lo lắng hoặc căng thẳng, tinh thần hoạt động nhiều, sức khỏe thể chất không tốt, ảnh hưởng môi trường.
Theo báo cáo của một nghiên cứu cho thấy, 29% số người được hỏi ngủ thiếp đi hoặc trở nên rất buồn ngủ tại nơi làm việc, trong khi 36% đã ngủ hoặc ngủ gật trong khi lái xe.
Những việc nên làm nếu thường xuyên buồn ngủ khi làm việc
- Tập thể dục thường xuyên và đi bộ trong công viên.
- Nghỉ giải lao ngắn sau mỗi giờ làm việc. Sau mỗi giờ bạn có thể đi xung quanh văn phòng để giảm bớt căng thẳng.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng mức năng lượng của bạn.
- Làm mờ ánh đèn phòng ngủ trước khi đi ngủ vào ban đêm.
- Bổ sung các loại thực phẩm với các axit béo Omega-3 trong chế độ ăn uống của bạn. Một nghiên cứu tiến hành tại Anh cho thấy những người có hàm lượng cao Omega-3 có thói quen ngủ tốt hơn.
Những việc không nên làm
- Tránh dùng quá thức ăn đồ uống có nhiều caffein hoặc đường.
- Không xem truyền hình hay lướt web trên máy tính xách tay của bạn hoặc điện thoại di động trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng ga trải giường lâu hơn một tuần.
- Tránh tập luyện đêm.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ:
- Bất cứ khi nào bạn cảm thấy uể oải, hai mắt thì“ríu lại”, điều đầu tiên và cũng đơn giản nhất mà bạn cần làm đó là ra khỏi chỗ ngồi và bắt đầu đi lại. Đi lại lòng vòng trong khoảng thời gian 10 phút giúp lưu thông oxy lên vùng não, cơ bắp, và các tĩnh mạch khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
- Một biện pháp nữa cũng thật đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được đó là: Rửa mặt, rửa tay chân bằng nước lạnh.
- Một ly nước lạnh sẽ giúp bạn xua tan cảm giác buồn ngủ, do đó bạn nên uống càng nhiều càng tốt.
- Tìm một câu chuyện, một video hay bất kỳ hình ảnh hài hước nào, thưởng thức nó và cười thật to.
- Tận dụng trà và cà phê Khi cảm thấy buồn ngủ, cách đơn giản nhất là pha một ly cà phê hoặc trà đặc. Thức uống này có tác dụng “thức tỉnh” trí não. Đồng thời, quá trình thực hiện các động tác đứng dậy, pha trà hay cà phê cũng giúp cho tinh thần bạn sảng khoái hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dung các loại đồ uống này.
- Bàn làm việc sinh động, hương thơm cũng có tác dụng làm đầu óc tỉnh táo. Một ít hoa hoặc đồ trang trí có hương thơm trên bàn làm việc không chỉ làm đẹp bàn làm việc mà còn giúp chống lại cơn buồn ngủ.
-Giảm nhiệt độ phòng Nhiệt độ trong phòng ấm áp sẽ khiến cơ thể “buồn ngủ”. Cách duy nhất lúc này là giảm nhiệt độ hoặc mở cửa sổ nếu có thể để luồng không khí bên ngoài “thức tỉnh” trí não.
- Ăn kẹo bạc hà: Ăn một viên kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su có vị bạc hà không chỉ giúp hơi thở thơm tho, thêm tự tin trong giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp mà còn có tác dụng giúp trí não tỉnh táo. Tốt nhất bạn nên chọn loại không đường và có hương bạc hà thật mạnh.
Tác hại của thiếu ngủ
Thiếu ngủ sẽ gây béo phì: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm đều có rủi ro trở nên béo phì và đây là loại béo phì thứ phát, gây ảnh hưởng lâu dài và rất khó điều trị.
Giảm trí nhớ: Thiếu ngủ sẽ dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ khiến bạn sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng và không còn tập trung vào công việc. Các nhà khoa học cho rằng, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường
Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục: Khi thiếu ngủ, năng lượng cơ thể bị giảm sút, tâm trạng mệt mỏi, cảm giác uể oải… Những điều này có ảnh hưởng đến sinh lực của đàn ông, từ đó hưng phấn tình dục cũng giảm sút rõ rệt.
Gây ung thư: Phụ nữ có độ tuổi từ 30-50 phải làm việc đêm ít nhất 6 tháng có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn những người khác – Theo nghiên cứu của Đan Mạch. Đối với nam giới, những người phải làm việc đêm có nguy mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người không phải làm việc đêm
Sạm da: Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da giảm sức đàn hồi, sạm da.
Bệnh tim:. Các nhà khoa học chỉ ra rằng khi ngủ các cơ quan trong cơ thể người sẽ tạo ra melatonin. Hormone này sẽ điều chỉnh nhịp sinh học cũng như các hormone khác. Nếu một người không ngủ vào ban đêm, tức là họ đang ứng chế quá trình sản sinh ra các hocmoon điều chỉnh và điều này rất có hại cho tim mạch.
Tăng huyết áp: Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine cho rằng rằng ngủ ít quá cũng sẽ dễ làm tăng huyết áp, cụ thể là những người ngủ ít hơn 5 tiếngmỗi đêm sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao gấp hai lần so với những người ngủ hơn 7 hoặc 8 tiếng.
Tiểu đường: Nghiên cứu công bố trong Archives of Internal Medicine năm 2005 cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm tăng rủi ro tiểu đường tới 2,5 lần, so với người ngủ 6 giờ, với rủi ro 1.7 lần.
Tiêu hoá kém: Thức đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của con người vì vậy rất có hại cho hệ thống tiêu hóaHậu quả của việc làm vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tiêu, đầy hơi. Những người thường xuyên làm việc về đêm dễ bị mắc u xơ ruột.
Ý kiến bạn đọc