"Thủ phạm" khiến trẻ dễ bị sâu răng?

12:04, 20/06/2014
|

(VnMedia)  - Sâu răng là bệnh răng miệng thường thấy. Người ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị sâu răng nhưng trẻ dễ bị sâu răng nhất. Tại sao trẻ dễ bị sâu răng?

 

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn, thức ăn rắt vào răng và cơ cấu răng.

 

Trong 3 nguyên nhân thì vi khuẩn là thủ phạm chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ có vi khuẩn mới gây ra sâu răng. Chủ yếu, liên cầu khuẩn biến hình và trùng roi mới có thể làm sâu răng, chúng phân hóa đường trong thức ăn và làm hỏng men răng, gây sâu răng.

 

Thứ hai, đường trong thức ăn rất hay gây sâu răng. Đường thúc đẩy liên cầu khuẩn biến hình và trùng roi sinh sôi nhanh. Nhờ tác dụng của vi khuẩn, đường bị phân hóa thành axits gây sâu răng. Ngoài ra, đồ ăn thức uống có nhiều đường, đặc biệt là những thứ dính như kẹo, bánh quy... dễ bám vào răng, dễ lên men và gây ra sâu răng.

 

Thứ ba, do hình thái, vị trí và cơ cấu răng: Bề mặt răng lồi lõm, răng thưa dễ gây ra sâu răng. Răng mọc không đều, mọc đúp, mọc sai chỗ cũng dễ bị sâu răng vì dễ rắt thức ăn và sinh ra vi khuẩn, khó đánh sạch răng. Cơ cấu răng cũng có thể gây ra sâu răng. Do bệnh tật hoặc thiếu canxi, phốt pho nên răng phát triển không hoàn thiện. Loại răng này lỏng lẻo, khả năng kháng khuẩn kém, dễ bị sâu, sâu nhanh. Tăng thêm một lượng flor phù hợp cho trẻ trong thời gian chúng mọc răng có thể tăng thêm khả năng kháng khuẩn cho răng.

 

Ngoài ra, lượng và chất của nước bọt trong khoang miệng cũng có mối quan hệ nhất định với bệnh sâu răng. Nhiều nước bọt có thể rửa sạch và làm bóng răng, khiến cho vi trùng khó dính vào răng. Hơn nữa, một số thành phần trong nước bọt có thể trung hòa không cho axits làm hỏng men răng. Nếu ít nước bọt không phát huy được tác dụng trên, răng dễ bị sâu.

 

Vì răng của trẻ mỏng, yếu hơn răng người lớn, mức độ canxi hóa thấp, nên răng sữa càng dễ bị sâu. Ngoài ra, trẻ ăn uống nhiều thứ mềm, dính, nhiều dường. Trẻ lại ngủ nhiều trong thời gian ngủ, trẻ tiết ít nước bọt, lại chưa quen đánh răng, vì vậy răng sữa càng dễ bị sâu hơn.




Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa

Hậu quả của bệnh sâu răng

 

Hậu quả của sâu răng có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề về sức khỏe răng miệng và kinh tế xã hội.

 

Về sức khỏe răng miệng:

- Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người phát hiện ra.

- Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì đa phần các bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến họ ăn ngủ không ngon.

- Theo thời gian, tổn thương sâu răng lan dần vào tủy răng và gây ra những cơn đau đặc biệt khó chịu kèm theo sốt cao. Nếu không điều trị triệt để thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

 

Về kinh tế

- Những bệnh nhân sâu răng thường lo lắng về hơi thở có mùi khó chịu của mình gây ra những khó khăn trong giao tiếp từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc.

- Người bị sâu răng cũng phải tốn một khoảng chi phi khá lớn cho những cuộc điều trị sâu răng, nhất là khi đã có biến chứng viêm tủy.

 

Phòng ngừa sâu răng

 

Phòng ngừa ít cho trẻ ăn đồ ngọt, cần cho trẻ uống nước lọc trước khi ngủ và sau khi ăn. Nên súc miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt. Chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy, sau các bữa và trước khi đi ngủ. Nên dùng kem đánh răng có fluor.

Lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây, vì khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy chải răng.

Không nên cho trẻ uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng của bé tiếp xúc với đường và các acid từ hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt.

Sâu răng có thể gây ra những tổn hại đáng kể cho người bệnh mà không có một dấu hiệu rõ rệt nào. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh cuống, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc