Tại sao trẻ lại ho khan?

19:44, 27/06/2014
|

(VnMedia) Nhiều cha mẹ thường đưa trẻ đi đến bệnh viện khám họng vì trẻ bị khó chịu, ngứa, bị tắc ở họng. Tại sao trẻ bị như vậy?

Bệnh húng hắng ho khan ở cổ họng thường xuất hiện ở trẻ trước tuổi đi học hoặc đang học tiểu học. Chứng bệnh nay không phát sinh khi trẻ đang tập trung tư tưởng nhưng khi nghe kể chuyện, nghe giảng bài, xem phim, ăn cơm hay ngủ mà chỉ xuất hiện khi trẻ không làm gì.

Điều này khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng, cho rằng họng trẻ đang có vấn đề. Khám kỹ, các bác sĩ thấy có thể trẻ bị sưng amiđan, tuyến limpha ở cuống họng phát triển mạnh, có thể bị viêm mũi mãn tính, có thể bị viêm xong mũi…

Vậy bệnh này phát sinh như thế nào? Xét kỹ tiền sử mắc bệnh, hầu hết tất các trẻ mắc bệnh đều đã từng bị viêm họng mãn tính, viêm amiđan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi đó, trẻ thường sốt, đau họng, tắc họng, ho… Sau khi bệnh viêm đã chữa khỏi, trẻ có thói quen xấu là hay ho khan. Tất nhiên, cũng có một số trẻ ho khan do nước mũi chảy vào họng khi chúng bị viêm xoang.


 Ảnh minh họa

Nhiều trẻ thường hay bị ho khan. Ảnh minh họa.



Thế nào là ho khan?


Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm nếu ho kéo dài có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan có thể là do dị ứng với môi trường như: hít phải những mẩu vụn thực phẩm, các loại khói bụi gây kích thích ( khói thuốc, khói than, mùi hóa chất) hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm virus, do cúm hay cảm lạnh, hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, ….

 

Với bệnh nhân ho khan do các nguyên nhân dị ứng với môi trường thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở. Với trường hợp bệnh nhân ho do nhiễm virut, cảm lạnh, hen phế quản… bệnh nhân ho khan nếu không được điều trị ho sẽ có cảm giác tức ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân ho và có phương pháp điều trị thích hợp, chị cần đến cơ sở y tế để khám.

 

Ngoài ra, cần uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô có các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực. Ăn hoa quả, uống nước cam,… để nâng cao sức đề kháng.

 

Phương pháp điều trị:Điều trị tích cực cho trẻ bị viêm xoang mũi và viêm mũi mãn tính. Còn những trẻ bình thường cần nghiêm khắc nhắc nhở chúng hiểu ho khan là thói quen xấu, họng trẻ không có vấn đề gì. Tất nhiên, đôi khi cũng cần dùng thuốc nhỏ mũi, viên ngậm.. để điều trị hỗ trợ.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc