(VnMedia) - Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, rất hay thèm ăn và thiếu khả năng tự kìm chế, khi gặp những thức ăn ưa thích trẻ sẽ ăn rất nhiều. Trẻ ăn quá nhiều không những không có lợi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Ảnh minh họa. |
Những lý do trẻ không nên ăn quá nhiều:
- Ăn nhiều khiến cho đại não mệt mỏi: Khi trẻ ăn vào càng nhiều, lượng máu cần cung ứng cho dạ dày và đường ruột cũng càng nhiều. Như vậy, lượng máu cung cấp cho đại não tương ứng sẽ bị giảm đi, rất nhiều lượng đường đi vào cơ thể sẽ dẫn đến chất insulin trong máu tăng lên, làm cho đường thuyên giảm xuống rất nhanh sẽ cực kỳ có hại đối với đại não.
- Ăn nhiều có thể ức chế chức năng của đại não: Phương thức hoạt động của đại não con người là sự tương hỗ giữa hưng phấn và ức chế. Ăn vào quá nhiều sẽ làm cho khu vực tương ứng của đại não hưng phấn rất lâu, khu vực đại não lân cận sẽ tương ứng bị ức chế. Khu đại não nếu thường xuyên ở trạng thái ức chế dẫn tới trí lực sẽ càng ngày càng kém.
- Ăn nhiều dễ dẫn đến táo bón: Những thức ăn mà bọn trẻ hay ăn đều là những thực phẩm cao cấp có chất dinh dưỡng cao, nhưng lại thiếu chất xenluvlô, do đó sẽ gây táo bón. Khi bị táo, thức ăn và chất bã của nó tích tụ lâu trong ruột, qua tác dụng của vi khuẩn sinh ra rất nhiều chất có hại, qua hấp thu để đi vào máu, có thể làm cho tế bào não bị ngộ độc mãn tính, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát huy của trí năng.
- Ăn quá nhiều có thể làm chho đại não chóng suy yếu: Ăn nhiều thức ăn có thể làm cho đại não chóng suy yếu – nhân tố sinh trưởng tế bào xenlulô, có thể do sau khi ăn uống quá no mà tăng lên vài chục ngàn lần. Do đó, không nên để trẻ có thói quen ăn nhiều.
- Béo phì: Trẻ ăn nhiều dễ dẫn đến bệnh béo phì. Béo phì là nguyên nhân đầu tiên của các bệnh về tim mạch, mỡ máu). Trẻ bị trì độn, giảm khả năng hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều:
- Trẻ được nuông chiều, cho chúng quá nhiều đồ ăn. Trong bữa cơm cha mẹ tích cực dồn cho trẻ ăn, con đòi ăn gì cũng đáp ứng. Điều này tạo thành thói quen ăn nhiều ở trẻ.
- Trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống do cha mẹ không đủ điều kiện kinh tế hay không quan tâm đúng mức. Khi thấy trẻ khác có đồ ăn ngon, trẻ thèm muốn, dễ dẫn đến tính ăn nhiều.
- Trẻ bị bố mẹ phạt, bắt nhịn ăn hoặc ngồi nhìn gia đình ăn. Hình phạt này khiến trẻ bị tổn thương về tâm hồn; đồng thời khắc sâu trong trẻ ý thức về giá trị miếng ăn.
Ý kiến bạn đọc