Bệnh sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Bệnh sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi, khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: Bàng quang, trực tràng, niệu đạo tụt xuống âm đạo. Cơ quan hay bị sa nhất là tử cung và thường gặp nhất ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ đã sinh nở.
Bệnh sa tử cung chia thành 3 độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh:
- Sa tử cung độ 1: Đây là dạng sa tử cung nhẹ nhất, khi tử cung sa xuống thập thò ở âm đạo.
- Sa tử cung độ 2: Tử cung đã sa xuống, lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo.
- Sa tử cung độ 3: Sa tử cung mức độ nặng, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Với người còn trẻ, sa tử cung dễ xảy ra với người chửa đẻ nhiều lần. Mỗi lần sinh đẻ, vùng đấy chậu phải dãn căng hết mức để thai chui ra. Sau đẻ dù có co để hồi phục lại cũng không thể nào bền chắc được như trước. Nhiều lần sinh đẻ sẽ khiến đáy chậu không khác gì sợi chun vì căng dãn nhiều nên nhão ra, dễ đứt. Những trường hợp chuyển dạ đẻ lâu, đẻ khó cũng là nguyên nhân dẫn đến sa tử cung sau này.
Sau tử cung cũng thường gặp ở những bà mẹ trước đây đẻ bị rách tầng sinh môn nhưng không được khâu hồi phục lại làm cho đáy chậu có thểm điểm yếu.
Những người phải lao động nặng nhọc, vất vả khiến áp lực trong ổ bụng luôn luôn cao, lại thường xuyên ở tư thế đứng hoặc đi lại, ví dụ gồng gánh, vác đội nặng (địu con, vác củi...) suốt ngày cũng dễ bị sa tử cung. Đặc biệt những phụ nữ sau khi đẻ mới được ít ngày nhưng vì sinh kế hoặc gia đình quá neo đơn phải trở lại làm việc nặng nhọc quá sớm cũng là điều kiện thuận lợi cho sa tử cung.
Cuối cùng nguyên nhân sa tử cung còn do thể tạng của một số người dễ bị căng dãn vì thế có những chị sinh đẻ không nhiều, đời sống nhàn hạ vẫn bị sa tử cung.
Bệnh sa tử cung thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Ảnh minh họa. |
Có thể phòng ngừa được bệnh sa tử cung?
Trừ một số it người do thể tạng, còn mọi phụ nữ đều có thể tự phòng tránh được tình trạng sa tử cung. Để thực hiện việc phòng tránh đó cần thực hiện các việc sau:
- Sinh đẻ ít: Phụ nữ nên đẻ 1-2 lần là vừa phải. Nên đẻ khi còn trẻ (22-34 tuổi) là thời kì sung sức, các cơ quan trong cơ thể chưa thoái hóa, dễ phục hồi. Cần đẻ ở các cơ sở y tế hộ sinh để được cán bộ có chuyên môn chăm sóc không để chuyển dạ kéo dài, được khâu phục hồi tầng môn sinh nếu rách.
- Lao động vừa sức, tránh lao động nặng nhọc ở tư thế đứng hoặc phải đi lại nhiều. Đặc biệt khi đẻ cần nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ quan và dây chằng vùng đáy chậu co hồi trở lại. Không lao động trở lại sớm trước ba tháng. Nếu là lao động vất vả thì chỉ làm việc trở lại sau sáu tháng.
- Nên ăn uống, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy châu. Tránh thường xuyên bị táo bón. KHông để ho mãn tính kéo dài.
Ở nước ta ngày nay, nhờ hiểu biết của người phụ nữ được nâng cao, đời sống khá hơn, sinh đẻ giam đi nên tình trạng sa tử cung đã không còn nhiều như trước, nhất là ở thành thị. Tuy vậy ở nông thôn, nhất là miền núi, sa tử cung vẫn là bệnh khá phổ biến trong phụ nữ đứng tuổi.
Dấu hiệu sa tử cung
- Đau nhiều khi quan hệ tình dục và không thể đạt được khoái cảm
- Đau lưng dữ dội.
- Cảm giác trì nặng vùng chậu.
- Sa niệu đạo hay mót đi tiểu.
- Tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh.
- Sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiêu.
Ý kiến bạn đọc