Củ cải trắng không nên ăn với thực phẩm nào?

10:08, 01/04/2014
|

(VnMdia) - Củ cải trắng mà chúng ta thường ăn thuộc thức ăn có tính hàn, lương, khi kết hợp với thức ăn có tính ôn, nhiệt có thể đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng cho nhau, còn nếu kết hợp với thức ăn hàn, lương khác dễ khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu.

Một số loại thức ăn không thể kết hợp với củ cải:

Củ cải không nên ăn cùng với thuốc: Củ cải có chức năng phẩn giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.

Cà rốt và của cải tuyệt đối không nên ăn cùng với nhau: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của của cải trắng.

Củ cải trắng không nên ăn cùng mộc nhĩ: Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảmbị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc hại loại thức ăn này.

Ảnh minh họa

Củ cải trắng rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Lợi ích của củ cải trắng:

Tăng huyết áp: Với những người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nên uống nước ép củ cải pha với mật ong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị các loại bệnh này.

Mỏi cơ, đau khớp: Trong những ngày đông lạnh giá, nếu căn bệnh mỏi cơ bắp hoặc đau khớp ghé thăm, thì có thể lấy vỏ củ cải đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc bỏ vào một cái túi vải để chườm nóng. Lúc này, củ cải có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.

Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

Chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.

Lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.

Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại. Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.

Viêm loét dạ dày: Để khắc phục tình trạng này, hãy ăn nhiều củ cải đường. Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất. Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.

Khống chế ung thư: Trong lá củ cải, hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Tác dụng chính của Vitamin C là phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư và đề phòng chống lão hóa, cũng như xơ cứng động mạch.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc