(VnMedia) - Mất ngủ là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người. Thống kê cho thấy, gần một nửa số người mất ngủ thường xuyên phải dựa vào rượu để đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Đây là cách “chữa bệnh” sai lầm.
Những ảnh hưởng tới giấc ngủ do chất cồn gây ra bao gồm: thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém, quãng ngủ sâu ngắn đi và tỉnh dậy sớm hơn vào sáng hôm sau.
Nhiều người thường tìm đến một chén rượu vào buổi tối để mong đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Canada thực hiện, cho thấy chén rượu đó chỉ khiến họ trằn trọc và thao thức nhiều hơn.
Rượu quả thật có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể ngủ nhanh hơn. Nhưng giấc ngủ do rượu và giấc ngủ sinh lý bình thường khác nhau rất nhau. Sau khi uống rượu, dù có đi vào giấc ngủ thì não bộ vẫn rấ hưng phấn. Vì vậy sau giấc ngủ do rượu khiến bạn thường đau đầu, nhức óc, mê mệt. Thường xuyên uống rượu buổi đêm dễ gây bệnh thần kinh và bệnh gan, do ngộ độc rượu.
Đông y cho rằng, nhịp hoạt động của cơ thể phải tuân thủ sự biến hóa thì mới giữ được sức khỏe. Ban ngày là “dương” , ban đêm “âm”, rượu thuộc về “dương” tính nóng ấm. Buổi đêm cần tĩnh, cơ thể con người phải được yên tĩnh cả bên ngoài môi trường lẫn bên trong cơ thể không được chỉ ngơi yên tĩnh, khí huyết bất ổn, âm dương trong lục phũ ngũ tạng bị xáo trộn. Đặc biệt là rượu làm dạ dày không yên, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng hưởng, vì vậy khiến giấc ngủ không sâu và không ngon, tỉnh dậy sẽ không tỉnh táo và rất mệt mỏi.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng uống rượu buổi tối rất có hại. Có nhiều chất độc trong tính cồn. Khi những chất độc này ngấm vào cơ thể, các cơ quan gan mật phải xử lý chất độc rồi mới bài tiết chúng ra ngoài được. Cơ thể con người trao đổi chất tốt vào ban ngày, chất độc của rượu của rượu dễ được bài tiết ra ngoài hơn qua đường mồ hôi và nước tiểu. Còn ban đêm chức năng bài tiết chất độc giảm sút hẳn, các chất độc hại tồn trữ trong cơ thể lâu hơn, rất hại cho cơ thể.
Vì vậy, dù có mất ngủ cũng không nên lấy rượu làm thuốc, tốt nhất là nên khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân và chữa trị bằng thuốc hoặc bằng các liệu pháp tự nhiên.
Thực phẩm giúp ngủ ngon
Táo: Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, an thần. Ăn táo đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tinh thần bạn thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn rất nhiều.
Hạt sen: Có tác dụng an thần rất hiệu quả, được sử dụng để trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược. Người ta thường nấu chè hạt sen hoặc cho hạt sen vào các món ăn vịt tiềm, gà tiềm, bao tử nhồi hay công phu hơn là nhồi vào bụng chim bồ câu hầm thật nhừ để ăn, rất hiệu quả đấy nhé.
Sữa tươi: Ai cũng biết rằng, sữa có tác dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, vì thế trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn hãy uống 1 ly sữa tươi ấm sẽ có tác dụng ru ngủ rất tốt và cho bạn một giấc ngủ sâu hơn.
Chuối: Trong chuối có chất setonin làm cơ thể thư giãn, giúp bộ não của bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ, bạn có thể sử dụng chuối như một loại trái cây hàng ngày và để bổ sung dưỡng chất cho giấc ngủ, bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng để nó phát huy tác dụng.
Mật ong: Có tác dụng bổ trung ích khí, xua tan cảm giác mệt mỏi của cơ thể, có tác dụng tốt đối với giấc ngủ, cách tốt nhất để mật ong phát huy tác dụng là pha 2 thìa nhỏ mật ong với 1 ly nước sôi ấm (khoảng 300C) và uống hàng ngày.
Nước ép quả dâu: Có tác dụng giải trừ mệt mỏi cơ thể, cho bạn một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Bạn có thể ăn quả tươi mỗi ngày hoặc uống nước ép được chế từ nó cũng rất hiệu quả.
Hạt hướng dương rất giàu protein, carbohydrate, các vitamin, acid amin khác nhau cùng các acid béo không bão hòa. Buổi tối ăn thêm ít hạt hướng dương sẽ có giấc ngủ ngon.
Dấm: Dấm có thể xua tan mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Với những ai khó ngủ hãy pha một muỗng dấm vào nước ấm và uống chậm rãi, thả lỏng cơ thể, bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Những thực phẩm nên tránh ăn vào buổi tối
Ý kiến bạn đọc