(VnMedia) - Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có ăn những thức ăn như thịt, trứng, gà, ngan... mới bổ dưỡng, còn rau hoàn toàn không có chất bổ. Đó là một quan điểm sai hết sức sai lầm.
|
Rau xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng và vitamin. Ớt, cà chua, rau cải xanh có rất nhiều vitamin C giúp cho cơ thể phát triển, tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin C, răng và da toàn thân sẽ bị xuất huyết. Chất caroten trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ,... có thể chuyển hóa thành vitamin A để giúp tăng cường thị lực.
Ngoài ra, rau xanh còn có nhiều chất xơ, không chỉ có tác dụng loại trừ các chất gây ung thư mà còn tăng nhu động ruột và dạ dày, rút ngắn thời gian phân lưu lại ở ruột, có tác dụng làm giảm độc tố, giúp phòng chống ung thư nhất là ung thư ruột rất tốt. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày các bạn cần phải ăn nhiều rau, giúp cơ thể phòng tránh được bệnh tật và giữ vóc dáng tươi trẻ.
Rau xanh rất giàu vitamin: Trong các loại thức ăn, chỉ có trong rau xanh và hoa quả mới vừa giàu vitamin C, vitamin A, lại giàu vitamin B1, vitamin B2 và vitamin P. vitamin C có thể phòng và chữa trị bệnh ung thư máu, vitamin có thể tăng cường thị lực, phòng ngừa bệnh khô mắt và bệnh quáng gà.
Rau xanh rất giàu khoáng chất: Rau xanh có chứa các khoáng chất như can-xi, sắt, đồng ... trong đó, canxi là chất chủ yếu hình thành xương và răng của trẻ, còn có thể đề phòng bệnh còi xương; sắt và đồng có thể thúc đẩy sự hợp thành của huyết sắc tố, kích thích sinh trưởng của hồng cầu, đề phòng nhu cần ăn kém và bệnh thiếu máu của trẻ, thúc đẩy cơ thể phát triển; khoáng chất có thể khiến rau xanh trở thành thực phẩm có tính kiềm, trung hoà với các loại thực phẩm có tính axít như ngũ cốc, thịt... có tác dụng điều chỉnh cân bằng axít và kiềm trong cơ thể.
Rau xanh rất giàu chất xơ: Rau xanh giàu chất xơ, có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị và tăng nhu động ruột, gia tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn và dịch tiêu hoá, có lợi cho cơ thể tiêu hoá và hấp thu thức ăn, thúc đẩy bài tiết chất thải và phòng ngừa bệnh táo bón.
Ngoài ra, rau xanh là nguồn quan trọng của dầu thơm: Có một số rau xanh có dầu thơm, mùi vị đặc thù, như gừng, hành, tỏi ... đều có mùi thơm cay. Mùi thơm độc đáo này có tác dụng kích thích nhu cầu ăn, và có thể đề phòng và chữa trị một số bệnh tật.
Lưu ý khi chế biến rau xanh:
- Bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
- Không nên chần rau trước khi nấu. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
- Không nên mua tích trữ rau để dùng dần vì rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
- Nấu rau xong không ăn ngay. Việc làm này sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa ăn ngay lập tức.
- Không nên đun nấu rau quá lâu: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Ý kiến bạn đọc