(VnMedia) - Sữa bò là loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, uống sữa bò là cách bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản.
Sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Tuy nhiên, chất protein trong sữa bò làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa. Do đó, có một số người không nên uống sữa.
Người bị dị ứng sữa bò: Có những người sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài hoặc bị viêm mũi, suyễn. Những người bị như vậy không nên ăn sữa bò.
Người không chịu được sữa bò: Có một số người thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa nên uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa, dẫn đến bị chứng bụn với mức độ khác nhau, hoặc bị đau bụng và đi ngoài.
Người đã cắt dạ dày: Do sữa bò không lưu lại trong dạ dày được lâu, mà rất nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
Người mắc bệnh viêm thực quản: Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua, cho nên bệnh nhân viêm thực quản không nên uống sữa bò.
Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy: Trong sữa bò chứa chất mỡ, tiêu hóa chất mỡ rất cần nhiều mật và chất xúc tác mỡ tụy. Do đó, uống sữa bó có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
Người mắc bệnh dễ rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa chủ yếu làđau bụng, bị đi táo hoặc đi lỏng. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến yếu tố tinh thần, dịứng thức ăn. Người mắc bệnh này tốt nhất là không uống sữa.
Người thiếu máu do thiếu chất sắt: Những người sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì kali và chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
Người làm việc tiếp xúc với chất chì: Chất đường sữa trong sữa bò có thể xúc tiến sự hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể. Do đó, những người làm việc có tiếp xúc chất chì không nên uống sữa bò.
Sữa bò bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng uống được. |
Lưu ý khi uống sữa bò:
Không uống sữa bò khi đói: Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ lưu trú trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết. Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột.
Không nên uống sữa bò “sống”: Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.
Không pha với đường đỏ: Axit oxalic trong đường đỏ sẽ làm biến chất protein trong sữa bò, khiến cho chức năng tiêu hóa bị giảm đi, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng thiếu máu do uống sữa bò.
Không nên uống ngụm to: Khi uống ngụm to, sữa bò và vị toan (axit dạ dày) sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo thành những mảng kết protein tính axit, có thể khiến cho những người đường tiêu hóa kém sẽ dễ bị tiêu chảy, chướng bụng.
Không nên ăn hoa quả, uống nước ép trái cây trong vòng 1 tiếng sau khi uống sữa bò. Trong hoa quả, nước ép thường có một số chất thường khiến cho một vài loại protein trong sữa bị kết mảng trong dạ dày, khiến cho cơ thể khó hấp thụ được dinh dưỡng.
Không nên uống quá nhiều: Trong sữa bò có hai chất gây ngủ, chất tryptophan có thể gây buồn ngủ và một chất loại morphine tự nhiên có tác dụng an thần nhưng có thể gây nghiện. Cho nên, nếu uống sữa bò vào sáng sớm sẽ ảnh hưởng tới công việc và việc học tập, cũng không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tốt nhất là uống sữa bò vào buổi tối hoặc nửa tiếng trước khi đi ngủ.
Ý kiến bạn đọc