(VnMedia) - Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy. Tnh trạng này có thể đưa đến mất nước, có thể đặc biệt nguy hiểm cho trẻ rất nhỏ.
Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị mất nước:
- Khô môi và lưỡi.
- Mắt lõm
-Thóp đầu của bé bị hõm
- Da khô, nứt
- Khóc không có nước mắt.
- Không có đi tiểu (ướt tã)trong ít nhất 3 giờ.
- Nếp nhăn xuất hiện ở mắt hoặc ở má.
- Sốt cao.
- Cáu kỉnh không bình thường hoặc là buồn ngủ
- Mệt mỏi và chóng mặt ở trẻ lớn
Ảnh minh họa. |
Ngăn ngừa việc thiếu nước
Để̉ ngăn việc thiếu nước thì cách tốt nhất là phải bổ sung nước đầy đủ cho trẻ khi trẻ bị sốt hoặc khi trẻ hoạt động thể chất nhiều để bù đắp lại lượng nước đã bị mất đi.
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khiến bé khó bú thì có thể thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và hút dịch nhầy mũi ra. Như vậy bé đã có thể bú lại được, và bạn có thể bổ sung nước cho bé.
Bệnh sốt cũng là một nguyên nhân gây mất nước ở trẻ, và có thể kiểm soát được bằng thuốc hạ sốt.
Do vậy, quan trọng là phải cho trẻ uống đủ nước trong mùa nóng. Nhất là những trẻ thường tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời thì càng phải uống nhiều nước hơn nữa, và trong khi chơi thể thao, trẻ phải uống nước thường xuyên mỗi 20 – 30 phút.
Khát nước không phải là một dấu hiệu sớm cho thấy trẻ bị thiếu nước. Khi trẻ cảm thấy khát tức là chúng đã bị mất nước. Và cơn khát có thể được bỏ qua trước khi lượng nước trong cơ thể được bù đắp. Đó là lý do nên cho trẻ uống nước thường xuyên kể cả khi chúng không khát để đảm bảo đủ nước cho trẻ.
Bổ sung nước
Trẻ bị mất nước bởi tiêu chảy do các bệnh đường ruột nên được bổ sung nước với nước muối sinh lý ORS.
Đối với trẻ sơ sinh: nên cho bú sữa mẹ tiếp tục trong suốt quá trình bổ sung nước với ORS trừ khi bé bị nôn lập lại. ORS có thể cho bé uống xen kẽ giữa những lần cho bú mẹ.
Đối với trẻ nhỏ đang ăn dặm thì nên dừng việc ăn dặm trong quá trình bổ sung nước và bắt đầu cho ăn dặm lại khi trẻ không còn các triệu chứng mất nước nữa (thường là tầm vài giờ sau khi quá trình bổ sung nước kết thúc).
Đối với trẻ lớn: nên tránh cho trẻ uống các loại nước sau: Soda, nước ngọt có ga, trà gừng, nước trái cây, nước hầm gà, nước tăng lực…Những loại nước này không được bổ sung đúng lượng đường và muối có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên tệ hơn.
Trong trường hợp sau khi cho trẻ uống ORS hoặc các phương pháp bổ sung nước khác mà không cải thiện được tình hình, cần đưa trẻ đến bác sĩ đển được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Sau khi trẻ được bổ sung nước, cho trẻ ăn uống bình thường với nhiều chất tinh bột, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau quả. Hạn chế các loại thực phẩm béo và nhiều đường.
Ý kiến bạn đọc