Đi giày không phù hợp chân trẻ có thể bị biến dạng

12:04, 25/12/2013
|

(VnMedia) - Nghiên cứu của các nhà khoa học, hơn nửa số ca bệnh lý bàn chân có nguyên nhân là mang giày dép không phù hợp (về kiểu dáng, kích cỡ, mục đích, chất liệu...). Theo đó, 1/3 phải phẫu thuật, có những người phải chịu đớn mà không tìm cách hoặc không biết cách giải quyết.

Bác sĩ Hà Thị Kim Yến, Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết, nguy cơ chân bị biến dạng càng cao nếu trẻ mang giày không đúng cách càng sớm. Đối với trẻ con, vì cơ thể trẻ đang phát triển, nếu bàn chân bị lệch lạc, biến dạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển rất lâu dài của trẻ. Một đôi bàn chân bị biến dạng do mang giày không đúng, có thể làm biến dạng đến những phần khác của cơ thể trẻ như đầu gối, cột sống. Lâu dài sẽ gây chứng đau kinh niên, làm hạn chế chức năng vận động.


Khi trẻ khoảng 8, 9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đứng lên, chịu sức trên bàn chân. Đó là lúc cần mua giày cho trẻ để bảo vệ bàn chân và cùng với trẻ thực hiện tốt các chức năng vận động của đôi chân. Giày cho trẻ cần phải đảm bảo không gây đau, giúp chân thoải mái.

 

Đối với trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi, cứ mỗi 3 tháng nên kiểm tra xem giày đã chật chưa, vì lứa tuổi này bàn chân phát triển rất nhanh. Khoảng từ 3 tuổi đến 6 tuổi, có thể thay giày mỗi 4 hoặc 6 tháng, vì lúc này bàn chân phát triển chậm hơn.

 

 Ảnh minh họa

Chân trẻ bị biến dạng nếu không đi giày phù hợp.


Đi giày không đúng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến một số bộ phận trên cơ thể của trẻ, có thể làm biến dạng những phần khác của cơ thể như đầu gối, cột sống, lâu dài về sau sẽ gây chứng đau kinh niên, làm hạn chế chức năng vận động. Vậy mua giày cho trẻ bạn cần chú ý những gì?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mua giày cho trẻ bạn cần chú ý  những điểm sau:

- Độ mềm dẻo của giày cho phép bàn chân cử động dễ dàng.

- Kiểm tra giày trong tư thế đứng và cho trẻ đi lại trong khoảng năm phút, sau đó tháo giày kiểm tra xem có bị đỏ da ở các nơi sau: ngón chân út, phần lớn nhất của bàn chân, phần ngay phía đáy ngón chân cái, gân gót chân.

- Tránh mua giày đã dùng rồi, vì nó có thể bị nhiễm nấm.
-
Kiểm tra xem gót của đôi giày hiện tại của con bạn xem có dấu hiệu nào của bị mòn không đều không. Nếu có, nó có thể là dấu hiệu chỉ ra vấn đề của chân nên được đi kiểm tra.
- Bảo đảm rằng đôi giày có thể dễ dàng cất giữ.
- Hãy để cho con bạn tham gia trong việc mua giày.


Minh Hải


- Chân của trẻ có thể to lên rất nhanh, vì vậy đừng bao giờ cho rằng con bạn vẫn cần đôi giày cùng cỡ như đôi giày cũ.

- Đo chân của con bạn trước mỗi khi mua đôi giày mới.
- Mũi giày tròn, có đủ không gian cho các ngón; có khoảng rộng đủ giữa đầu ngón chân cái và đầu mũi giày; có khoảng cách đút được đầu ngón tay út vào giữa gót chân và cổ giày.


Ý kiến bạn đọc