Mắc thêm bệnh vì uống thuốc

06:01, 03/08/2013
|

(VnMedia) - Thuốc là chất hoá học có thể làm thay đổi tiến trình của một bệnh. Thuốc ngoài tác dụng chữa bệnh nó còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Các tác dụng phụ này có thể từ nhẹ đến nặng. Thể nhẹ thường gặp nhất, biểu hiện ngoài da như nổi ban đỏ, mẩn ngứa, ngứa gan bàn tay, bàn chân, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu choáng váng nhẹ. Biểu hiện này có thể sẽ giảm dần sau khi ngừng dùng thuốc.
Thể nặng khi uống thuốc có thể là nổi mày đay toàn thân, ngứa, phù mặt, gây nghẹt thở, khó thở, người tím tái, hốt hoảng, vật vã...

Một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh do thuốc là sốc phản vệ. Một số thuốc có thể gây sốc phản vệ như penicillin, ampicilin, vaccine, huyết thanh, một số vitamin tiêm tĩnh mạch... Sốc phản vệ thường xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch, nhưng cũng có thể xảy ra khi dùng theo đường uống, nhỏ mắt, bôi ngoài da với các biểu hiện thấy choáng váng, nôn nao, khó chịu, da nhợt nhạt, mạch nhanh, huyết áp giảm ngay khi tiêm hoặc sau khi tiêm. Ở thể nặng, tử vong xảy rangay nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới cho thấy dị ứng với kháng sinh là nhiều nhất. Tại Trung tâm theo dõi phản ứng có hại (ADR) do thuốc ở nước ta cũng cho thấy, nhiều nhất là ampicillin tới 39,1%, penicillin là 21%, các thuốc lao 15,1%, cephalosporin các thế hệ và quinolon 6,3%, tetracylin 6,3%, lincomycin 4,2%. Ngoài ra các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, Vitamin(B1,B12, C…) loại tiêm; thuốc trị gút chữa bệnh gout... cũng dễ gây dị ứng.

Do vậy, những người đã bị dị ứng với thuốc cần lưu ý, không được dùng lại thuốc mà mình đã bị dị ứng trong những lần điều trị sau, vì nếu sử dụng thì các tác dụng phụ của thuốc sẽ xảy ra nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với trước. Trong quá trình dùng thuốc nếu có biểu hiện khác thường nào cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc do thuốc gây ra.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.


Tác dụng phụ của thuốc

Hấu hết các thuốc đều có tác dụng phụ, nó có thể gây hại hoặc những tác dụng xấu cho sức khỏe. Rất khó có thể tạo ra những loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ quan đích duy nhất. Có loại thuốc kháng sinh được dùng điều trị giảm co cơ đường ruột, có tác dụng phụ là gây nhìn kém và khô miệng. Các triệu chứng này có thể mất khi cơ thể dung nạp được với thuốc. Nếu không phải giảm liều thuốc hoặc tăng khoảng cách thời giangiữa hai lần cho thuốc.

Các bệnh gan, thận làm giảm khả năng hấp thu, phân huỷ, bài tiết thuốc, do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ có thể dự đoán.

Tác dụng phụ ngoài dự đoán do các rối loại di truyền (ví dụ: thiếu một loại men đặc biệt để làm bất hoạt thuốc), do phản ứng dị ứng, hoặc do tạo ra các kháng thể gây tổn thương mô cơ thể. Tác dụng phụ loại này thường làm nổi ban , sưng mắt, vàng da. Đôi khi có thể bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng)., bệnh nhân bị khó thở và suy hô hấp. Khi dùng các tác dụng phụ loại này phải ngưng dùng thuốc ngay.

Nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai và một số có sự ảnh hưởng lên sự phát triển của thai. Hầu hết các thuốc đi qua đường sữa mẹ, và một số gây các tác dụng phụ cho trẻ.

Thuốc chỉ có ích khi tác dụng có lợi của thuốcđối với bệnh nhân lấn át nguy cơ và mức độ nặng của các tác dụng phụ. Một khuynh hướng nghiên cứu các thuốc mới hiện nay là tìm ra các loại thuốc có tác dụng chọn lọc trên cơ quan đích, nhằm loại bỏ các tác dụng phụ không mong muốn lên các mô khác trong cơ thể. Ngoài ra, một số thuốc có thể gây nghiện

Các dạng thuốc

-Thuốc uống: gồm thuốc viên nén và thuốc nước, được tiêu hoá và hấp thu trong ruột giống như cách ruột tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Tác dụng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức độ hấp thu của ruột. Qúa trình hấp thu cũng phụ thuộc vào thành phần thuốc, sự hoà tan của thuốc và ảnh hưởng của các dịch tiêu hoá lên thuốc.

-Thuốc tiêm: thuốc có tác dụng nhanh. Cho thuốc lên đường tiêm đối với các thuốc có thể bị dịch tiêu hoá phân huỷ khi dùng đường uống.

-Thuốc dùng tại chỗ: (dạng thuốc mỡ, thuốc nhét, thuốc xịt, thuốc hít): thuốc này thường có tác dụng tại chỗ trên phần cơ thể tiếp xúc với thuốc, nhưng cũng có tác dụng toàn thân nếu thuốc được hấp thu từ vị trí tại chỗ vào máu. Thuốc nhét hậu môn (toạ dược) ngoài tác dụng tại chỗ (như trong điều trị bệnh trĩ) còn được dùng đưa hoạt chất thấm vào niêm mạctrực tràng, vào máu, qua gan, về tim để có tác dụng toàn thân (như thuốc nhét hậu môn trị sốt , giảm đau...), thuốc xịt và hít vào miệng hay mũi , ngòai một số thuốc có tác dụng tại chỗ (như trong điều trị viêm họng viêm mũi), còn có một số thuốc được hấp thuqua niêm mạc miệng vào máu, qua nhiêm mác đường hô hấp (như thuốc làm giãn phế quản trị suyễn).


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc