Tiểu buốt ở đàn ông dấu hiệu bệnh gì?

13:41, 18/07/2013
|

(VnMedia)Tiểu buốt, tiểu rắt là một bệnh thường gặp ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống thường ngày của người đàn ông. Ngoài ra tiểu buốt tiểu rắt còn là dấu hiệu của một số bệnh nam khoa khác.

 

Hiện tượng tiểu buốt ở nam giới có thể là dấu hiệu của một số vấn đề ở thận, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Thông thường tiểu buốt cóthể đi kèm với một số dấu hiệu khác như tiểu khó, tiểu có cảm giác đau nhói. Một số trường hợp người bệnh còn kèm theo hiện tượng tiểu cấp, tiểu bị gián đoạn kèm với bí tiểu, hoặc kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

 

Ở nam giới, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh dưới đây:

 

Viêm tuyến tiền liệt

 

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ bằng hạt đậu nằm bên dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và có chức năng liên quan mật thiết đến hệ sinh sản của nam giới.


Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng.


Viêm tuyến tiền liệt khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng tiểu lắt nhắt nhiều lần, đau buốt khi tiểu hoặc đau ran cả vùng bụng dưới. Một dấu hiện nữa cảnh báo viêm tuyến tiền liệtđau lưng, đau háng, nhức nhối dương vật, tinh hoàn và xuất tinh sớm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt là viêm niệu đạo, bang quang, thiếu nước, đặt ống thông hoặc nhiễm virus HIV.

 

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Phì đại tuyến tiền liệt


Phì đại tuyến tiền liệt là một vấn đề thường gặp phải ở nam giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên. Sự phì đại tuyến tiền liệt gây sự chèn ép lên niệu đạo – chính là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt ở nam giới. Điều này lâu dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận, bàng quang khi hoạtđộng đi tiểu bị ảnh hưởng. Một dấu hiệu thường gặp của phì đại tuyến tiền liệt là nước tiểu thải ra nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt, buốt khi tiểu. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh là do tuổi cao, lão hóa, tiền sử gia đình …

 

Bí tiểu


Bí tiểu cấp tính là hiện tượng bàng quang căng đầy, có cảm giác tức bụng, mót tiểu nhưng người bệnh cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu thường là do u tuyến tiền liệt chèn ép, sỏi niệu đạo, chấn thương cột sống…

Bí tiểu thường gặp ở nam giới 50-60 tuổi. Có 2 dạng bí tiểu là dạng cấp tính và mạn tính. Cả 2 dạng đều có triệu chứng chung là khi tiểu đều cảm thấy đau buốt. Cần kiểm tra lại toàn bộ chức năng hệ tiết niệu và sinh dục để biết nguyên nhân làgì.


Bí tiểu lâu ngày sẽ dẫn tới căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Khi đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.


Viêm bàng quang

Là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau, mót tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu. Người bệnh tiểu buốt như cảm giác bị bỏng mỗi khi đi tiểu, kèm theo đau sau xương mu. Tiểu rắt, nhiều khi mỗi lần đi tiểu, chỉ ra vài giọt nước tiểu hoặc rất ít nước tiểu.

Viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn thận, viêm đài bể thận, có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.


  

Khi tiểu buốt nên ăn uống thế nào?

 

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nam giới nên uống đủ nước hàng ngày giúp bài tiết nước tiểu và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra cần chú ý nghỉ ngơi, tăng cường tập luyện để tăng sức đề kháng. Hàng ngày nên chú ý tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cơ quan sinh dục vào buổi tối trước khi đi ngủ, chú ý các vấn đề an toàn tình dục là cách tốt nhất giúp phòng ngừa nguy cơ của bệnh.

Nam giới trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, ăn nhiều rau củ quả có tính thanh nhiệt bài trừ độc tố. Khi có những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh cần dẹp bỏ cảm giác xấu hổ, e ngại, cần đến các trung tâm y tế gặp bác sỹ chuyên khoa thăm khám để điều trị sớm nhất nếu mắc bệnh.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc