Mùa hè mồ hôi tiết ra nhiều, nước trở thành thứ duy trì sự sống vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cách uống nước thế nào đúng cách và hiệu quả?
1. Uống nước ấm, không uống nước lạnh
Uống nước lạnh sẽ làm cho niêm mạc dạ dày đường ruột gặp lạnh đột ngột, từ đó làm co các mao mạch, khiến dạ dày không kịp thích ứng gây nên tiêu chảy. Còn nước quá nóng đi vào thực quản sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra bệnh ung thư thực quản. Vì vậy, không nên uống nước quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ hợp lý nhất là 10℃~30℃.
Ảnh minh họa. |
2. Uống nước loãng, không uống nước ngọt
Mùa hè lượng mồ hôi tiết ra không chỉ là nước, mà còn có các khoáng chất, vitamin, axit amin... Vì vậy thời tiết quá nóng bức nên uống chút nước muối loãng giúp bổ sung Natri, nước đậu xanh, nước chanh không chỉ giúp giải nhiệt, mà còn đa dạng chất dinh dưỡng như vitamin..., chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm ngọt tương đối ít.
3. Uống nước chậm, không uống nước nhanh
Khi uống nước, nhiều người có thói quen “uống cho đã”, tuy nhiên, cách uống này lại không có lợi cho sức khỏe. Uống nước nhanh khiến quá trình làm loãng máu cũng diễn ra nhanh chóng, và nhanh chóng làm tăng gánh nặng cho tim. Dễ nuốt phải lượng không khí lớn dẫn đến bị nấc hay đầy hơi. Cách uống nước đúng cách là uống từng ngụm nước nhỏ, như vậy mới làm ẩm cổ họng và khoang miệng, làm giảm hiện tượng khát nước.
4. Uống nước “sớm”, không uống nước “muộn”
Khi xuất hiện tình trạng khát nước, mệt mỏi, đau đầu thì nói lên rằng cơ thể bạn đang thiếu nước, lúc đó mới uống nước chỉ là uống “bị động”. Kéo dài lâu như vậy cơ thể sẽ luôn ở trong tình trạng thiếu nước, gây bất lợi cho qúa trình trao đổi chất. Vì vậy, uống nước cũng cần giống như ăn cơm, cần có thời gian hợp lý, cần chủ động uống nước trước khi cảm thấy khát.
5. Vừa uống nước, vừa “ăn” nước
Hàm lượng nước trong các loại rau, quả như bí đỏ, cà chua, dưa chuột... nhiều hơn nước thông thường, mà còn dễ hấp thu vào tế bào. Vì vậy, cùng với uống nước còn cần “ăn” nước. Hơn nữa, các loại rau, củ, quả chứa các chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin B..., tăng sức miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa, giảm mắc các loại bệnh.
6. Uống nước phù hợp với thể trạng cơ thể
Người bình thường có thể biết được lúc nào cần uống nước thông qua việc quan sát màu nước tiểu: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, khi nước tiểu màu đậm hơn thì nên bổ sung nước. Ngoài ra, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà có cách uống nước khác nhau. Những người bị suy thận cấp không nên uống quá nhiều nước; người bị sốt, cảm cúm nên uống nhiều nước hơn bình thường.
Ý kiến bạn đọc