Đi kiểm tra sức khỏe cũng cần lưu ý đúng cách

12:57, 10/07/2013
|

Rất nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của khám sức khỏe, tuy nhiên đến lúc đi kiểm tra sức khỏe lại phạm phải một số sai lầm sau làm cho kết quả khám kém phần chính xác.

Uống nước trước giờ kiểm tra

Khi chúng ta kiểm tra chức năng gan, thận, mỡ máu, đường huyết đều cần bụng rỗng, bởi vì lúc này cơ thể ở trạng thái trao đổi cơ bản tương đối, có thể phản ánh ra tình trạng thực tế.

Việc uống nước sẽ làm loãng huyết dịch, làm cho kết quả kiểm tra đường huyết, mỡ máu, độ kết dính máu không chuẩn. Thực tế, trong ngày hoặc buổi tối trước ngày lấy máu nên uống ít nước (50-100ml).

Với người người huyết áp cao, người bị tiểu đường thì cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Không kiểm tra hậu môn

Hiện tại đa phần chúng ta đi khám sức khỏe đều bỏ qua kiểm tra hậy môn bởi vì kiểm tra hậu môn vừa khó chịu vừa xấu hổ và không có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, nội soi đại tràng tương đối phức tạp. Kiểm tra hậu môn là phương pháp trực tiếp, đơn giản và hữu hiệu nhất để phát hiện khối u trực tràng, thịt thừa, trĩ và bệnh tiền liệt tuyến biến chứng.

Sợ tia xạ không chụp X-quang

Rất nhiều người cảm thấy X-quang, CT có hại cho sức khỏe nên từ chối phương pháp này.

Tuy nhiên rất nhiều bệnh đều cần kiểm tra qua tia, ví dụ như ung thư phổi, phổi kết hạch, ung thư tuyến sữa.

Trọng ngũ tạng, xem nhẹ ngũ quan

Rất nhiều người khi lựa chọn hạn mục kiểm tra thường rất chú trọng kiểm tra lục phủ ngũ tạng, nhưng đối với nội khoa, ngoại khoa, tai mũi họng, mắt lại xem nhẹ. 

Còn một số người rất quan tâm đến chỉ số mỡ máu, đường máu, tiêu chí u bướu, tất cả các kỹ thuật cao trong kiểm tra đều sử dụng nhưng ngược lại lơ là kiểm tra cơ bản, thậm chí còn không kiểm tra nước tiểu, phân ...

Tin tưởng chỉ số một cách mù quáng

Chỉ số không trong mức bình thường không có nghĩa là bị bệnh. Chỉ số không vượt quá mức bình thường cũng không có nghĩa là tuyệt đối bình thường.

Chỉ số kiểm tra sức khỏe là chỉ số gợi ý chứ không phải “tiêu chuẩn vàng”. Ví dụ có người kiểm tra chỉ số khối u của ung thư tuyến tụy CA199 là 40, vượt quá phạm vi của mức bình thường là dưới 37 thì sợ hãi. Thực tế hút thuốc, viêm khớp phong thấp cũng làm cho chỉ số này tăng cao. Chỉ có thông qua kiểm tra đồng loạt, kiểm tra lại, phân tích đối chiếu toàn bộ mới ra kết quả kiểm tra chính xác.

3-5 năm mới kiểm tra 1 lần

Nhiều người kiểm tra sức khỏe bi quan cho rằng kiểm tra sức khỏe không có nhiều tác dụng. Có người lại lạc quan kiểm tra 1 lần là 3-5 năm sau mới kiểm tra lại. Trên thực tế, kiên trì kiểm tra sức khỏe hàng năm mới khống chế tốt các bệnh thường gặp như huyết áp cao, mỡ máu cao và cả phát hiện sớm u bướu, nâng cao hiệu suất chữa trị. Tình trạng cơ thể thay đổi tùy lúc vì vậy cần chú ý thường xuyên và lâu dài.


(theo Dân Trí)

Ý kiến bạn đọc