Những dấu hiệu cảnh báo gia đình sắp tan vỡ

06:36, 12/06/2013
|

Mọi cuộc hôn nhân đều ẩn chứa trong nó những nguy cơ tan vỡ. Hãy xem gia đình bạn bền vững tới mức nào, phán đoán dựa trên thực trạng ứng xử của bạn:

1. Không thể dàn xếp quan hệ với nhà chồng/vợ

Nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ với gia đình nhà chồng/vợ có tốt đẹp hay không là một dự đoán khá chính xác cho “tuổi thọ” của cuộc hôn nhân. Một người đàn ông có quan hệ tốt với gia đình vợ là người đàn ông thông minh - anh ta đã tăng cơ hội gia đình bền vững thêm 20%. Còn phụ nữ có quan hệ tốt với gia đình chồng giảm được 20% nguy cơ li dị.

Nếu bạn là một ông chồng không chịu đầu tư tìm hiểu, yêu quý nhà vợ, nếu bạn là một bà vợ không thể nói “không” với những yêu cầu, đòi hỏi luôn đến vào phút chót của mẹ chồng, bạn rất dễ đẩy cuộc hôn nhân của mình đến bờ vực thẳm.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.


2. Bạn luôn là nạn nhân

Bạn chẳng bao giờ làm gì sai, còn đối phương thì làm gì cũng là “cố tình”, “có chủ đích”. Anh ấy thật thiếu nhạy cảm, không bao giờ nghĩ đến vợ khi cân nhắc điều gì, có khi không còn “đếm xỉa” đến sự tồn tại của bạn. Về phần mình, bạn cũng chẳng thèm đòi hỏi điều gì, cứ mặc kệ đối phương.

Có thể chồng bạn còn có lúc đã ngoại tình nhưng mỗi khi điều đó xảy ra bạn lại tha thứ. Nếu bạn thực sự không thể thấy bất cứ điểm nào sai, thiếu hoàn hảo ở mình, chỉ toàn là lỗi của người kia thì rõ ràng bạn đang đẩy họ đến mong muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân sớm chừng nào, tốt chừng ấy.

3. Bạn không chịu nổi cơn đau hay sự tức giận

Điều này không chỉ có nghĩa là bạn “nổ tung” giận dữ hai phút một lần đâu. Ngay cả khi bạn giả vờ như không bao giờ giận dữ, để tránh gây ra xung đột, thì đó cũng là một “yếu kém” trong xử lý cảm xúc của bạn.

Suy nghĩ về nỗi đau bao giờ cũng khiến con người ta trở nên quá tải, và có những điều bạn lẩn tránh bởi vì nó “xấu”. Bạn luôn muốn chờ đợi đến khi có thể dịu lại, mất khoảng nửa năm hay hơn, và sau đó bạn chẳng còn nhớ chuyện gì đã xảy ra. Suy nghĩ về cơn giận dữ khiến bạn muốn nổi giận với chính mình, bởi vì bạn tin lẽ ra mình không được có cảm xúc đó. Khi nửa kia nổi giận với bạn, bạn thấy mình tổn thương, bạn cố gắng nhiều hơn để vượt qua sự tổn thương đó. Thay vì đối mặt giải quyết cảm xúc “siêu nhạy cảm” ấy, bạn lại giả vờ như không giận dữ, bạn im lặng trong sự hài lòng giả tạo, bạn nói dối mình “đau đầu” để thoái thác chuyện gần gũi vợ chồng… Nếu bạn đặt nặng vấn đề “giữ sự yên bình” hơn cả “tạo ra sự yên bình”, thì bạn cũng đang đẩy hôn nhân của mình vào bi kịch.

4. Bạn biết là mình đúng

Chẳng gì khó chịu hơn khi phải cố gắng nói lý với một người đã “biết rõ vấn đề nên được giải quyết thế nào”. Thái độ thiếu hợp tác không có nghĩa quan điểm của bạn vô lý, nhưng đó rõ ràng đang là nhân tố khiến chuyện trở nên khó khăn hơn. Bạn mặc định rằng quan điểm của mình đúng, duy nhất đúng. Nửa kia sẽ không có chỗ để mà thương lượng, hết lần này đến lần khác.

Nếu người ấy không thể đưa ra bất cứ quyết định nào thiếu “sự tham vấn” của bạn, như bạn vẫn thường làm, thì cuộc hôn nhân này cũng có nguy cơ đấy!

5. Bạn luôn xem nhẹ mọi nhu cầu của chồng/vợ

Đàn ông cần một lời xác nhận, và cần gần gũi thể xác. Đàn bà cần có lúc được lắng nghe, được ghi nhận, và đôi khi cần đón nhận cả những cử chỉ ngẫu hứng chứng tỏ lòng tốt của bạn dành cho họ nữa. Cố xem nhẹ những yếu tố này giống như bạn đang từ chối tưới nước cho một khu vườn nhưng lại mong nó biết nở hoa.


(theo DT)

Ý kiến bạn đọc