(VnMedia) - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Nông thôn) mới đây đã công bố kết quả kiểm tra sơ bộ các mẫu gừng Trung Quốc đang lưu thông trên thị trường trong nước. Theo đó, có mẫu gừng được phát hiện chứa hóa chất cực độc là Aldicarb.
>>>Gừng độc Trung Quốc tràn ngập nhà hàng Việt Nam
Trong số 50 mẫu gừng được kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 1 mẫu gừng lấy tại chợ Bình Điền - TP Hồ Chí Minh có dư lượng Aldicarb là 0,06ppm. Mức này cao hơn so với mức quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CODEX- 0.02ppm) và gấp 1,2 lần so với mức cho phép của EU và Nhật Bản (0.05ppm).
Sau lần kiểm tra này, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung Aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng và các loại củ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam.
Kết quả kiểm tra của Cục Bảo vệ thực vật về gừng Trung Quốc khiến người tiêu dùng Việt Nam lo ngại khi loại gừng này đang có mặt tại nhiều chợ ở nước ta. Vậy làm thế nào để phân biệt gừng ta và gừng Trung Quốc?
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có rất nhiều giống gừng, trong nước cũng có nơi trồng loại giống gừng củ to gần giống như gừng của Trung Quốc. Tuy nhiên, bất cứ giống gừng nào trồng trong nước cũng có củ nhỏ hơn một chút. Dưới đây là một số cách để nhận biết gừng ta và gừng Trung Quốc:
- Kích thước, màu vỏ: Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.
- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng ý, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều sơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít sơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.
- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.
Aldicarb là một trong những hoạt chất thuốc trừ sâu độc hại nhất trong các loại hoát chất diệt côn trùng. Aldicard tồn tại rất lâu trong môi trường đất, nước, tiếp xúc với con người qua đường nước uống và lương thực, thực phẩm. Aldicard hấp thụ tốt qua đường ruột, da và khí quản. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy, buồn nôn và tim đập chậm. |
Ý kiến bạn đọc