Những loại thuốc gây… "chết bugi"

06:50, 04/05/2013
|

Những thuốc gây nhược dương khét tiếng bao gồm các chất dùng trong hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư, các thuốc lợi tiểu dùng trị cao huyết áp...

Suy giảm chức năng tình dục gồm nhiều "món" như không thể cương cứng dương vật, giảm khoái cảm, lâu xuất tinh, mất hứng thú vốn là những hậu quả từ tác dụng phụ của một số dược phẩm bao gồm cả thuốc bắt buộc kê toa và thuốc không cần kê toa. Một vài loại dược phẩm làm cho đàn ông "rầu thối ruột" là vì chúng có thể gây ra sự rối loạn cương dương
do dược phẩm tác động vào những xung thần kinh hay lưu lượng máu chảy tới dương vật. Rối loạn cương dương là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc vì còn... vướng nợ trần.

Những thuốc gây nhược dương khét tiếng bao gồm các chất dùng trong hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư (busulfan, cyclophosphamide...), các thuốc lợi tiểu dùng trị cao huyết áp (hydrochlorothiazide), thuốc chẹn beta dùng trị cao huyết áp
(propranolol), các thuốc trị rối loạn tâm thần (paroxetine), các thuốc kháng trầm cảm (sertraline), thuốc chống lo âu (paroxetine), thuốc an thần (diazepam)...

'Thuốc

Ngoài ra, một số dược phẩm thông thường đôi khi cũng gây ra sự rối loạn cương dương bao gồm dùng để trị ung loét dạ dày (cimetidine, ranitidine...), các thuốc kháng histamine dùng trị dị ứng (diphenhydramine, hydroxyzine...), các loại thuốc kháng nấm trị nhiễm nấm da như ketoconazole, các loại thuốc giảm đau không steroids (NSAIDs).

Dĩ nhiên, danh sách gây rối loạn cương dương còn rất dài. Một khi người sử dụng bị rối loạn cương dương một thời gian không lâu sau khi sử dụng thuốc thì đúng thuốc là thủ phạm. Đôi khi sự rối loạn cương dương không xảy ra ngay mà phải chờ vài tháng sau khi sử dụng thuốc.

Khi bạn bị rối loạn cương dương và bạn nghi ngờ rằng do dược phẩm gây nên, bạn không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Nếu bác sĩ thẩm định rằng đúng là loại thuốc mà bạn đang sử dụng gây ra sự rối loạn cương dương thì bác sĩ có thể sẽ hiệu chỉnh thuốc bằng cách giảm liều thuốc.

Đôi khi liều đúng thì gây rối loạn cương dương nhưng chỉ giảm liều một ít thôi thì sự rối loạn cương dương cũng cải thiện đáng kể, sự giảm liều thuốc giúp bạn ổn định bệnh tật, lại vừa giúp bạn có khả năng "trả bài" cho bà xã. Điều lưu ý rằng bạn không tự ý giảm liều, chính bác sĩ sẽ giảm liều thuốc cho bạn.

Đôi khi bác sĩ cũng sẽ đổi cho bạn một loại thuốc khác có chung tác dụng trị liệu với loại thuốc mà bạn đang sử dụng nhưng không có tác dụng phụ gây rối loạn cương dương hoặc tác dụng phụ ở mức độ thấp hơn, chẳng hạn như khi bạn dùng thuốc kháng trầm cảm paroxetine và bị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể đổi cho bạn loại thuốc khác chẳng hạn như escitalopram vốn có tác dụng phụ gây rối loạn cương

DS. Nguyễn Bá Huy Cường


(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Ý kiến bạn đọc