(VnMedia) - Mỗi ngày đến cơ quan, bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải với công việc. Lòng nhiệt tình của bạn đối với công việc sẽ bị mất đi theo thời gian, bạn cảm thấy như mình phấn đấu vô ích, công việc quá nhàm chán. Do vậy, bạn mong nhanh đến cuối tuần, và khi ngày nghỉ sắp hết nghĩ đến một tuần mới bạn thấy “ngại”.
Đây là lúc bạn cần khởi động lại bản thân, tìm lại niềm vui trong công việc cho mình. Vậy, làm thế nào để bạn hứng thú và làm việc hiệu quả hơn?
- Thay đổi không gian làm việc: Không gian làm việc rất quan trọng, Môi trường làm việc xung quanh bạn cũng ảnh hưởng quan trọng đến tâm trạng, cảm xúc của bạn. Bàn làm việc nhàm chán, tủ hồ sơ bụi bặm, lộn xộn sẽ làm cho bạn cảm thấy thật tù túng. . Bạn thử thay đổi cách sắp xếp, để lên bàn vài món đồ trang trí dễ thương, thêm chút ánh sáng, màu sắc sẽ kích thích khả năng làm việc của bạn đáng kể.
- Làm những việc mình thích: Bạn nên nghĩ xem mình thích việc gì, thích điều gì và cố gắng nghĩ đến nó, tìm cách đưa những điều mình thích vào công việc hàng ngày. Khi nhìn vào những gì mình thích, bạn sẽ cảm thấy phấn khích hơn, niềm vui cũng vì thế mà nhanh chóng trở lại. Nếu vì lý do đặc biệt mà bạn không thể làm công việc mà bạn thích nhất thì bạn có thể lựa chọn phương pháp tốt và hữu hiệu, đó là lấy công việc mà bạn yêu thích trong tương lai làm mục tiêu phấn đấu cho bạn.
- Lạc quan: Sự lạc quan chính là điều khác biệt lớn giữa những người thành công và những người bình thường. Lạc quan giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Những người lạc quan luôn tin tưởng họ có thể thành công, họ sẽ luôn cố gắng làm những việc mà họ nên làm, không hề lo lắng về những vấn để sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, dù công việc nhàm chán, bạn cũng nên nghĩ đến môi trường làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Ảnh minh họa. |
- Thử thách bản thân: Trong cuộc sống, bạn nên đặt mình vào những việc khó khăn, thử thách cao hơn để phấn đấu. Có những việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp, đề nghị sếp giúp đỡ, tạo cơ hội để bạn phát triển bản thân, đó là cách bạn tìm thấy niềm say mê công việc.
- Bỏ qua những điều bạn ghét: Mỗi công việc đều có những khía cạnh bạn không thích. Nhưng nếu công việc hiện tại không phải dành cho bạn, bạn phải làm rất nhiều điều mình ghét; chỉ bởi bạn giỏi làm một việc gì đó. Vì thế, hãy xác định loại dự án, nhiệm vụ, hoạt động bạn không thích. Sau đó, tìm các hướng đi mới mà hạn chế phải thực hiện chúng.
- Giao lưu rộng rãi: Nơi làm việc không có nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu mở rộng các mối quan hệ, bạn có thể tham gia những buổi dã ngoại cùng bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí chủ động tổ chức những buổi liên hoan với sếp ở các chi nhánh khác. Gặp gỡ mọi người, tiếp thu nhiều quan điểm, ý tưởng tiến bộ sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống thú vị hơn.
- Lướt web: Khi bạn cảm thấy chán, bạn có thể dễ bị cám dỗ bởi việc lướt web và lãng phí một mớ thời gian. Miễn là đừng quá hào hứng với nó. Trong thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra việc lướt web trong giờ nghỉ có thể làm tăng năng suất công việc. Thật sự thì khó ai có thể tập trung suốt 8 giờ đồng hồ liên tục. Sử dụng giờ nghỉ một cách khôn ngoan nhưng đừng cảm thấy tội lỗi về việc lên Facebook hay Twitter hay những trang công nghệ hoặc cứ ôm máy suốt ngày để lên những trang web yêu thích
- Tiền bạc: Nhiều người thường đánh đổi tất cả khía cạnh của một sự nghiệp với tiền bạc. Rất nhiều người đã phải làm những công việc không phù hợp và gây tổn hại tới sự nghiệp của mình chỉ vì chạy theo đồng tiền. Và khi đánh giá lại sự nghiệp, họ nhận ra rằng sự lệ thuộc vào đồng tiền không khiến họ hạnh phúc. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau và có đánh giá khác nhau về tiền bạc. Hãy đánh giá xem tiền bạc với bạn là gì. Vì tiền bạc, liệu bạn có thể đánh đổi lòng tự trọng của mình không? Bạn có nghĩ rằng mình phải kiếm thật nhiều tiền mới có một cuộc sống hạnh phúc?
- Thay đổi: Nếu công việc hiện tại không khiến bạn hạnh phúc, hẳn nhiên bạn phải thay đổi. Hãy xác định những hướng đi mới có khả năng phù hợp với bạn và cuộc sống của bạn, sau đó, từng bước thử sức với chúng bằng cách tham gia các lớp học, hoạt động tình nguyện, thực tập, nhờ sự tư vấn của người có kinh nghiệm… Điều quan trọng là phải hành động để trải nhiệm công việc, chỉ sau đó bạn mới biết nó có thực sự phù hợp với mình hay không.
- Cân bằng cuộc sống: Bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi bên gia đình, bạn bè, lúc này, bạn nên sắp xếp lại công việc theo thứ tự ưu tiên nhất định.Do vậy, bạn cần phải sắp xếp công việc để có những khoảng thời gian thư giãn, lấy lại tâm trạng thoải mái. Trong cuộc sống, ai cũng có lúc bận bù đầu với công việc, phải làm ngoài giờ hay đi làm vào ngày nghỉ, nhưng phải làm sao để điều đó không xảy ra thường xuyên bởi dù kiếm được nhiều tiền nhưng lại không biết chi tiêu vào lúc nào, dần dần, bạn sẽ mệt mỏi, chán nản.
Ý kiến bạn đọc