Phát hiện tác dụng không ngờ của stress

06:28, 17/04/2013
|

(VnMedia) - Stress thực sự không đáng sợ như bạn nghĩ. Stress khiến bạn căng thẳng, áp lực từ công việc hay từ các mối quan hệ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng tồi tệ, mà trong một số trường hợp, nó còn có những tác dụng tích cực đến bất ngờ.


Stress là một tình trạng căng thẳng thần kinh do phải chịu một hoặc nhiều áp lực lớn trong cuộc sống hoặc công việc. Hầu hết mọi người đều không muốn bị căng thẳng, bị áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống, nhưng theo y học thì không phải chứng căng thẳng tinh thần nào cũng xấu và gây hại cho sức khỏe, ngược lại trong một số trường hợp cụ thể thì stress sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, tập trung tinh thần tốt hơn từ đó hoàn thành công việc hiệu quả hơn.


Các nhà tâm lý cho rằng những tình huống thường xuyên gây stress, rèn luyện những con người buộc họ phải luôn luôn thường xuyên duy trì phong độ vì đây là điều kiện sống còn. Cuộc sống của chúng ta càng bận rộn thì chúng ta càng thành công trong công việc.


Stress vừa có thể là tích cực vừa có thể là tiêu cực. Những người làm những công việc yêu thích và hài lòng với các kết quả công việc do mình đạt được dù là vất vả thì thường ít đau ốm và duy trì được phong độ tốt hơn.




Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích của việc căng thẳng


Tốt cho bộ não


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, stress cấp tính có thể nâng cao việc học tập và trí nhớ của con người. Nghiên cứu cho thấy rằng các hormone stress corticosterone có tác dụng bảo vệ vỏ não trước trán của não, kiểm soát việc học tập và cảm xúc. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng stress làm cho chúng ta thông minh hơn.


Giải quyết vấn đề tốt hơn


Gặp một tình huống khó xử hoặc cần phải đưa ra một quyết định quan trọng sẽ khiến cho bạn căng thẳng. Sự căng thẳng này có ích vì nó có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh, chính xác.


Nhiều nghiên cứu cho thấy con người cảm thấy hạnh phúc nhất khi họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối mặt với nó. Tuy nhiên, những lo lắng quá mức có thể gây tác dụng ngược lại.
Những căng thẳng trong công việc có thể không tốt cho sức khỏe nhưng chính stress giữ bạn luôn ở trạng thái sẵn sàng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.


Kiểm soát bản thân tốt hơn


Stress có thể làm bạn tỉnh táo và cảnh giác hơn. Tuy nhiên, bạn hãy coi chừng sự tỉnh táo hoặc thận trọng quá mức, chúng có thể khiến bạn có những hành vi tiêu cực.

Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng cho thấy có thể làm giảm nồng độ của các hormone căng thẳng, như cortisol trong cơ thể con người, đồng thời còn làm gia tăng nồng độ endorphins có tác dụng giúp chúng ta cảm thấy tươi vui, yêu đời hơn. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, chính bản thân việc luyện tập cũng có thể khiến con người có khả năng phục hồi tốt hơn khi đối mặt với stress nói chung.


Tăng khả năng miễn dịch


Các nhà nghiên cứu xem xét gần 300 bài báo khoa học so sánh tác động của stress ngắn hạn và dài hạn trên cơ thể. Kết quả cho thấy, liên tục căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, nó có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Ngược lại, căng thẳng trong thời gian ngắn làm tăng hệ thống miễn dịch của bạn.


Stress có 2 loại là Distress (stress tiêu cực) và Eustress (stress tích cực). Với stress tích cực, chất cortisol (hormone căng thẳng) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, nhưng chỉ trong trường hợp cân bằng vừa phải. Stress có thể giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và thậm chí là khỏe mạnh hơn.

Tác dụng phụ của stress


Căng thẳng là chìa khóa cho sự sống còn, nhưng căng thẳng quá mức có thể gây hại. Căng thẳng cảm xúc mà vẫn xung quanh trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra cao huyết áp, mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và thậm chí cả bệnh tim. Đặc biệt, quá nhiều epinephrine có thể có hại cho tim của bạn. Nó có thể thay đổi các động mạch và làm thế nào các tế bào của họ có thể tái sinh.


Dấu hiệu stress


Khó có thể để biết được bạn đang gặp căng thẳng tốt hay xấu, nhưng có những cách quan trọng cho thấy cơ thể bạn đang quá nhiều căng thẳng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo:


- Không có khả năng tập trung hoặc không hoàn thành nhiệm vụ

- Dễ bị cảm lạnh

- Đau nhức cơ thể

- Các bệnh khác như bệnh tự miễn dịch bùng lên

- Nhức đầu

- Khó chịu

- Khó ngủ hoặc mất ngủ

- Ăn không ngon

- Hay tức giận, lo lắng hơn bình thường


Biện pháp khắc phục


Stress là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng bạn có thể cải thiện băng cách đối phó với căng thẳng và tránh hoặc thay đổi một số tình huống tạo ra căng thẳng tiêu cực.


Eustress là một loại stress tích cực. Eustress giúp cải thiện tuần hoàn máu và tập trung trí não, kích thích khả năng hồi tưởng và sự hưng phấn. Bốn loại khoáng chất và vitamin có tác dụng chống stress hiệu quả cao nhất là canxi, magie, vitamin C và vitamin B. Ăn đầy đủ các phức hợp carbohydrate, tăng cường khẩu phần hoa quả và ngũ cốc nhiều hơn thịt. Uống khoảng 6 – 8 ly nước lọc mỗi ngày.

Ngoài ra, tình dục đem đến lợi ích đa chiều cho cơ thể, song nghịch lý là hầu hết mọi người lại lảng tránh nó khi stress nặng. Bạn có thể giải tỏa bằng cách khác như âm nhạc, đi dạo, chơi đùa với thú cưng, tập thể thao, yoga dưỡng sinh hay thiền định...


Phạm Minh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc