(VnMedia) - Gần đây, thực phẩm nhập khẩu như: mứt, ngũ cốc, thịt nguội, bơ, sữa… đã trở nên quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, bạn cần biết cách lựa chọn mới đảm bảo cho sức khỏe.
Đối với việc lựa chọn thực phẩm nhập khẩu, ông Lê Hoàng, Phó trưởng Phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra lời tư vấn sau:
Cần lựa chọn mua những thực phẩm nhập khẩu tại những cửa hàng, siêu thị có uy tín hoặc tại những đại lý chính hãng của nhà sản xuất.
Trước khi mua hàng xem xét kỹ nhãn mác, thành phần cấu tạo, hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản sản phẩm.
Cái quan trọng hơn nữa, đối với sản phẩm nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường phải có dán nhãn phụ bằng tiếng Việt. Trên nhãn phụ đó có ghi đầy đủ nội dung theo quy định như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu.
Người tiêu dùng tốt nhất nên mua những sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận hợp quy hoặc giấy xác nhận an toàn thực phẩm.
Trên mỗi sản phẩm nhập khẩu đều có 1 mã vạch, mã số tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn mua bạn cũng cần chú ý. Vì mã số là một dãy chữ số nguyên giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trên từng quốc gia khác nhau. Còn mã vạch là các vạch có độ dài ngắn, đậm nhạt khác nhau, giúp máy nhận dạng và đọc được các ký hiệu đó.
Mã vạch và mã số là những yếu tố quan trọng để người tiêu dùng biét được xuất xứ thực sự của sản phẩm và một số thông tin của nhà sản xuất.
Dưới đây là một số mã vạch và mã số phổ biến xuất hiện trên bao bì sản phẩm:
Quốc gia |
Mã vạch |
Việt Nam |
893 |
Nhật Bản |
49 |
Indonesia |
899 |
Singapore |
888 |
Trung Quốc |
690, 692 |
Malaysia |
955 |
Hàn Quốc |
880 |
Thái Lan |
885 |
Đức |
40 – 44 |
Anh |
50 |
Italy |
80 – 83 |
Nga |
46 |
Pháp |
30 – 37 |
Mời tham gia giao lưu trực tuyến với Báo điện tử VnMedia |
Ý kiến bạn đọc