Ăn gì để giảm tác hại của rượu?

12:49, 26/01/2012
|

(VnMedia) - Tết đến xuân về, mọi người cung chúc nhau không thể thiếu chén rượu. Nhưng, vấn đề chúng ta cần quan tâm đó là nên uống rượu và ăn uống thế nào để vẫn giữ được không khí ngày Tết mà vẫn đảm bảo được sức khỏe?



Ảnh minh họa



Rượu là một trong những loại thực phẩm lâu đời nhất của con người. Cho đến bây giờ, vẫn chưa ai có thể truy nguyên được nguồn gốc của rượu nhưng có một điều chắc chắn rằng nó luôn gắn với cuộc sống con người. Khi vui người ta uống rượu, khi buồn người ta cũng uống rượu. Rượu như biểu tượng thay cho lời chào, lời chúc, thay cho tấm chân thành….

Theo các nhà khoa học, rượu kích thích sự tiết nước bọt và dịch vị, tức là giúp cho hệ tiêu hóa làm việc năng nổ. Rượu chứa nhiều Vitamin B giúp bao tử và ruột tiêu hóa nhanh các protein và glucide. Rượu ngọt giúp tiêu hóa thịt cá nhanh hơn, chống chướng bụng, đầy hơi. Các loại Champagne đều giàu potassium và magnesium, tốt cho gan… Với người phương Tây, khi làm việc căng thẳng, họ thường uống một ly rượu để xua tan cảm giác mệt mỏi hay chán nản; rượu có thể xua tan chứng nhức đầu do chứa masgnesium và lithium.

Trong bữa nhậu bạn có thể kết hợp với việc ăn những món ăn sau đây sẽ giúp giảm bớt được tác hại của rượu đối với cơ thể:

Ngũ cốc thô, khoai tây

Những thực phẩm này rất giàu carbohydrates, carbohydrates và rượu kết hợp, sẽ làm chậm sự hấp thu của dạ dày với rượu. Ngoài ra, hàm lượng các loại vitamin B trong thực phẩm này cũng rất phong phú, có thể bù đắp cho việc mất vitamin B1 khi uống quá nhiều rượu vào. Vì vậy, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc và rau quả là lựa chọn rất tốt khi uống rượu.

Thực phẩm chứa chất xơ cao

Thực phẩm hàm chứa chất xơ cao có thể làm chậm hoặc giảm bớt sự hấp thu của rượu, có tác dụng bảo vệ chức năng gan. Rong biển trộn, hành tây trộn với mộc nhĩ, cả hai món ăn này vừa rất ngon miệng vừa bảo vệ gan.

Thực phẩm giàu protein

Những thực phẩm này chứa đại lượng choline và methionine, có tác dụng bảo vệ gan. Vì vậy, ăn những thực phẩm này tương đương như các loại thuốc bảo vệ gan. Uống càng nhiều rượu, nồng độ cồn càng cao, càng cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein, ví dụ như đậu phụ, lạc luộc …

Thực phẩm chứa nhiều protit keo

Các thực phẩm có hàm lượng protit keo cao sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ trong dạ dày, đường ruột, giúp ích rất lớn trong việc làm chậm tốc độ hấp thu của rượu, còn có thể bảo vệ gan. Đồng thời, những thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất béo nhất định, rượu rất khó hòa tan trong chất béo đó, vì vậy sẽ làm chậm tốc độ hấp thu rượu đối với cơ thể…Ví dụ như chân giò, móng giò lợn, thịt lợn nấu đông…

Ngoài việc ăn uống, một số mẹo nhỏ sau đây giúp bạn biết cách xử trí khi chữa trị khi bị ngộ độc bia, rượu:

Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.

Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.  

Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.  

Đậu xanh: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.  

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.  

Cà chua: Cà chua cũng giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali , canxi, natri… Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Nước bưởi: ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.  

Chè xanh: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.  

Cháo nóng nấu loãng: Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.


Kim Thảo

Ý kiến bạn đọc