(VnMedia) - Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là loại bệnh phổ biến hiện nay, cả thế giới hoảng sợ với sự phát triển và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được nếu được phát hiện kịp thời.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh mãn tính, do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng bệnh tiểu đường là cơ thể kháng hoặc không sản xuất đủ insulin để điều hòa đường trong máu, dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao.
Chứng tê cóng hoặc đau tê bàn chân là nguyên nhân hàng đầu gây khó ngủ cho bệnh nhân tiểu đường. Cảm giác tê và lạnh bàn chân khiến cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ khó khăn.
Triệu chứng tê lạnh bàn chân là một phần thể hiện của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cảm giác tê chân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp gây nên, thay đổi thuốc hạ áp cũng có thể giúp cải thiện được triệu chứng tê chân.
Tình trạng đường máu thay đổi quá nhanh hoặc ở 2 thái cực: tăng đường máu quá mức hoặc bị hạ đường máu cũng là những lý do khiến cho giấc ngủ bị cản trở. Trong trường hợp đường máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải dậy đi tiểu và uống nước nhiều lần. Còn khi bị hạ đường máu, bệnh nhân buộc phải thức dậy ăn khiến cho việc ngủ lại rất khó.
Ăn thiếu chất, cảm giác ‘không chắc bụng’ cũng làm cho khó đi vào giấc ngủ. Ngược lại ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất khó tiêu, hoặc không ăn nhiều nhưng khi bị liệt dạ dày do tổn thương thần kinh tự chủ ở ruột gây cảm giác đầy tức bụng dẫn đến khó ngủ.
Uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối khiến bệnh nhân phải dậy đi tiểu giữa đêm cũng không tạo thuận lợi cho giấc ngủ được thông suốt.
Ở những người quá béo thường hay có rối loạn giấc ngủ bởi những cơn ngừng thở ngắn và làm cho đường máu tăng thêm (rất may là bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam còn chưa quá béo).
Cuộc sống tình dục bị sút kém (do trầm cảm, do biến chứng thần kinh, mạch máu ) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Ảnh minh họa |
Bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại:
Bệnh tiểu đường tuýp 1: Là căn bệnh mà tuyến tụy không thể sản xuất được Insulin gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong tây y, bệnh nhân thường phải tiêm Insulin hàng ngày để kiểm soát đường huyết.
Bệnh tiểu đường tuýp 2: Là bệnh lý mà tuyến tụy của cơ thể vẫn còn khả năng sản xuất ra Insulin nhưng không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Phương pháp điều trị thông thường, bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải tiêm Insulin nhưng vẫn phải dùng thuốc hàng ngày để ngăn ngừa biến chứng.
Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường
- Háo nước: uống rất nhiều nước và lúc nào cũng khát;
- Đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày, kể cả đêm (nhiều người cho rằng đây là hệ quả tất nhiên do uống nhiều thì đi tiểu nhiều, nên không cho đây là bất thường cho đến khi cơ thể bị suy kiệt mới đến bệnh viện!);
- Thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều;
- Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung vào học hành hoặc công việc, dễ nổi cáu;
- Nhìn sự vật mờ đi;
- Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn (gày sút nhanh);
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân quá lo lắng, tuyệt vọng và mất hết niềm tin chữa bệnh thay vào đó là sử dụng các viên thuốc tây đều đặn và coi đó như lối sống của mình. Do đó hiện nay, việc phát hiện và điều trị khoa học bệnh tiểu đường phải được tiến hành càng sớm càng tốt và bệnh nhân càng có cơ hội khỏi bệnh cao với người mắc tiểu đường tuýp 2. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có khả năng giảm liều dùng Insulin mỗi ngày, thậm chí có cơ hội phục hồi tuyến tụy hoạt động trở lại.
Ý kiến bạn đọc