Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới ngon lành, với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng ăn dứa trời lạnh cũng có nhiều tác dụng phụ.
Dứa rất hiệu quả trong việc giúp bạn tiêu hóa thức ăn do có enzym thực vật. Nó cũng là cách giải độc tự nhiên, thanh lọc máu cũng như thúc đẩy chức năng của thận, làm cho bạn có làn da mịn màng khỏe mạnh.
Ngoài ra, vitamin C trong dứa giúp bạn bổ sung các khuyết thiếu của hệ xương, da cũng như củng cố hệ miễn dịch. Nếu bạn đang trong liệu trình giảm cân, có thể bổ sung vài lát dứa trong thực đơn. Rất nhiều lợi ích khi ăn dứa.
Nhưng ăn dứa có tốt trong mùa đông? Hãy xem những tác dụng phụ nếu ăn dứa trong mùa đông.
Tăng nguy cơ dị ứng: Mùa đông là mùa thường xuyên xảy ra các chứng dị ứng. Ăn dứa sẽ không tốt cho ai bị bệnh này. Các enzym có thể làm bạn đau môi và cổ họng. Nếu bạn vẫn muốn ăn dứa, hãy cắt từng miếng và ngâm vào nước muối.
Không dành cho thai phụ: Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn dứa vào những tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nên dù không phải trong mùa đông, cũng không nên hứng chịu rủi ro này. Nhưng bạn có thể ăn dứa vào những tháng sau đó.
Gia tăng viêm khớp: Mùa đông là mùa bạn chịu đựng nhiều hơn các chứng đau xương khớp. Nếu ăn dứa lúc này, nó sẽ chuyển hóa thành cồn, và làm gia tăng đau đớn cho bạn.
Tăng màng nhầy: Bạn bị các vấn đề về xoang? Mùa đông luôn bất lợi với bạn. Nếu ăn dứa lúc này, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề hơn về hô hấp do không khí bị màng nhầy chặn lại. Đau họng và dạ dày cũng là tác dụng phụ khi ăn dứa mùa đông.
Gia tăng đường trong máu: Dù lượng đường trong thứ quả này thấp hơn so với nhiều quả khác, nhưng nói chung vẫn không tốt cho người tiểu đường.
Tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng một số loại kháng sinh, bạn không nên ăn dứa. Enzym có thể phản ứng với thuốc và không tốt cho sức khỏe bạn.
Ý kiến bạn đọc