Đó là thực trạng về học sinh mắc bệnh tăng huyết áp được Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 vào chiều 19/1.
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được đánh giá là do chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý, học sinh lười vận động và do tiếp xúc nhiều với các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas không có sự kiểm soát của các bậc phụ huynh.
Trong năm qua, các đơn vị y tế đã cùng với Trung tâm Dinh dưỡng TP tổ chức những hoạt động kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP đã tổ chức tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn chế độ ăn sinh lý và bệnh lý cho các đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá dinh dưỡng học sinh, tình trạng tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như: đái tháo đường, tăng huyết áp… tiếp tục tăng lên.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết đến năm 2014 tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh các cấp là 41,4%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 22,4%, tỷ lệ béo phì là 19%.
“Điều đáng lo ngại là tình trạng học sinh các cấp mắc bệnh tăng huyết áp khá cao, đặc biệt tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh tiểu học lên đến 13,4%”, bà Diệp nói.
Trước thực trạng trên, theo bà Diệp, trong năm 2016 này, ngoài việc triển khai và mở rộng các hoạt động can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ 5 tuổi; thực hiện cân đo trẻ hằng tháng tại tuyến y tế cơ sở và điều trị thừa cân, béo phì cho trẻ tại cơ sở y tế.
Đặc biệt, Trung tâm Dinh dưỡng TP sẽ biên soạn các tài liệu hướng dẫn, phác đồ điều trị suy dinh dưỡng, béo phí, đái tháo đường và các bệnh lý có liên quan đến dinh dưỡng…
Ý kiến bạn đọc