(VnMedia) - Bác sỹ Hồ Thị Vân Khánh, Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 19/8 cho biết, xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp, tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chảy máu đường tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu và chảy vào ống tiêu hoá. Máu được tống ra ngoài bằng cách nôn hay ỉa ra máu. Ống tiêu hoá đi từ miệng đến hậu môn, nhưng những chảy máu ở miệng hay hậu môn không xếp vào đây, nôn và ỉa ra máu là hiện tượng chủ yếu của chảy máu đường tiêu hoá.
Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm khoảng 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa nói chung mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý dạ dày tá tràng (40%) và bệnh lý thực quản( 15%). Xuất huyết tiêu hóa dưới ít gặp hơn, với biểu hiện chủ yếu là đi ngoài phân đen hoặc máu đỏ tươi.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiến tiến đã giúp cho người thầy thuốc phát hiện và chữa trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp, trong đó có những trường hợp xuất huyết tiêu hóa do chảy máu từ ruột non.
Ảnh minh họa |
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
Những triệu chứng trực tiếp: Nôn ra máu và ỉa ra máu; Nôn ra máu; Máu từ thực quản, dạ dày và phần trên tá tràng được ra ngoài qua đường miệng.
Triệu chứng: Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước - nôn do vỡ tĩnh mạch thực quản.
Tính chất của máu:
- Máu có thể còn tươi như trong vỡ tĩnh mạch thực quản vì máu chảy ra được nôn ngay.
- Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra.
- Nước màu nâu, hồng - khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.
Chẩn đoán
Ho ra máu: Máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi có lẫn bọt. Máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày có phản ứng kiềm.
Chảy máu cam: Máu chảy qua đường mũi đỏ tươi và khạc cả ra đường mồm.
Người bệnh có thể nuốt vào và nôn ra máu cục: Phải hỏi tiền sử bệnh, kết hợp thăm khám tai, mũi,họng.
Uống những thuốc có màu đen (than) ăn tiết canh: Cần xem kỹ chất nôn và hỏi người bệnh.
Ỉa ra máu: Là máu từ ống tiêu hoá tống ra ngoài qua đường hậu môn, máu chảy ra có thể từ thực quản trở xuống đến trực tràng và tuỳ theo từng vị trí khác nhau, tính chất của máu ỉa ra sẽ rất khác nhau.
Những nguyên nhân gây nôn ra máu
Những nguyên nhân thường gặp:
- Loét dạ dày hành tá tràng: Đó là nguyên nhân hay gặp nhất, máu chảy ra dưới hình thức - nôn ra máu, ỉa phân đen và ỉa phân đen tiềm tàng.
- Loét hành tá tràng hay gây chảy máu hơn loét dạ dày.
Những nguyên nhân ít gặp hơn:
Do ung thư dạ dày: Máu nôn ra thường là màu đen, khối lượng máu ra thường ít nhưng rất nhiều lần. Chảy máu ở đây thường tiềm tàng, là phân đen hay gặp hơn nôn ra máu.
Do viêm dạ dày: Trong các bệnh viêm dạ dày thì loại viêm dạ dày chảy máu và loại viêm phì đại hay gây chảy máu. Thường là chảy máu nhiều nơi trong niêm mạch dạ dày, khối lượng máu ra có thể nhiều.
Do các bệnh máu: Một số bệnh máu do những cơ chế khác nhau có thể chảy máu ở nhiều nơi - chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm mạc dạ dày…
Bệnh bạch cầu đa sinh cấp và mạn: Chảy máu do thiếu tiểu cầu, gây chảy máu.
Bệnh suy tuỷ xương: Tuỷ xương không sản xuất đầy đủ tiểu cầu gây chảy máu.
Bệnh máu chậm đông (hemophilie): Thiếu các yếu tố tạo nên protrombin, một thành phần làm đông máu.
Bệnh máu chảy lâu (hémogénie): Thiếu về chất hay về lượng tiểu cầu, làm máu chảy kéo dài.
Do suy tim: Gan đóng vao trò quan trọng trong cơ chế đông máu vì góp phần tạo ra protrombin và gây chảy máu ở nhiều nơi, trong đó có niêm mạc của dạ dày.
Do dùng một số thuốc:Một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gay chảy máu nhất là dạ ày đã bị viêm hoặc loét sẵn - những thuốc hay gây chảy máu dạ dày như aspirin và các loại axit salixylie, phenyl butazon…
- Những thuốc loại cocticoit: Đối với người viêm hoặc loét dạ dày, dùng thuốc này thì các ổ loét càng tiến triển thêm nặng và gây chảy máu.
- Những thuốc chống đông máu (heparin, dicumarol) cũng có thể gây chảy máu dạ dày, nếu dùng quá nhiều và nhất là đối với những người đã bị viêm loét từ trước.
Đối với những loại thuốc kể trên, chống chỉ định dùng cho những người bệnh bị viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
Những nguyên nhân hiếm gặp:
Chảy máu dạ dày trong hội chứng Malôri-Oét: Nôn nhiều do bất kỳ nguyên nhân gì, khi nôn quá nhiều, niêm mạc dạ dày có thể nứt và trợt, gây chảy máu.
Do một số bệnh dã dày: U lành tính, u mạch máu, thoát vị dạ dày.
Do các tổn thương viêm, lóet và trợt của thực quản.
Do ngộ độc: Ngộ độc nội sinh: Urê máu cao. Máu nôn ra thường dưới dạng nước đen. Ngộ độc ngoại sinh: Ngộ độc chì, thuỷ ngân…
Những bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng: Có thể gây xung huyết và gây chảy máu ở niêm mạc của dạ dày (cúm ác tính, dị ứng nặng toàn thân, hội chứng Schonlein-Hénoch).
Ý kiến bạn đọc